- Thời sự
- Việt Nam
Chợ mạng đang rao bán "giải cứu" loại cá tầm được giới thiệu có nguồn gốc từ Sa Pa với giá chỉ 49.000 đồng/con. Người tiêu dùng cũng nên cảnh giác với thịt lợn rừng “nhái” bán tràn lan chợ mạng với giá rẻ bất ngờ.
Rầm rộ rao bán 'giải cứu' cá tầm Sa Pa 49.000 đồng/con
Cá tầm từ lâu được biết đến là đặc sản đắt đỏ với mức giá không dưới 250.000 đồng/kg. Gần đây, theo VTC News, thị trường xuất hiện loại cá tầm có mức giá siêu rẻ. Chỉ với 49.000 đồng, người tiêu dùng đã có thể mua loại cá từng được mệnh danh là “vàng đen” của giới hải sản.
Người bán cho biết, đây là cá tầm “giải cứu” có nguồn gốc từ Sa Pa (Lào Cai). Các trang trại cá tầm do ảnh hưởng của mưa lũ, bùn đất tràn vào bể nuôi khiến cá yếu ớt nên người nuôi vội bán.
Trên thị trường, giá cá tầm đang có mức khoảng 500.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Hữu Trang, Giám đốc Thế giới hải sản, cho biết, cá tầm đủ tuổi, đủ ngày, nuôi đủ lâu (thường 10-12 tháng) thì mới đạt chất lượng tốt nhất.
Ông Trang khuyên người tiêu dùng nên thận trọng khi mua loại cá tầm giá rẻ trên mạng. Vì rất có thể đây là loại cá chưa đủ chất lượng để xuất bán. Chưa kể, cá đến tay người mua đã qua chế biến, không còn đang bơi, nên không kiểm chứng được độ tươi sống. Một nguy cơ khác là có thể nguồn gốc xuất xứ của loại cá này không đúng như được quảng cáo.
Thịt lợn rừng “nhái” bán tràn lan chợ mạng
Theo Tri Thức & Cuộc Sống, các hội nhóm trên mạng xã hội, chợ online rao bán tràn lan loại thịt lợn rừng giá rẻ bất ngờ, chỉ 95.000-120.000 đồng/kg, thấp hơn cả giá thịt lợn thông thường.
Giá thành hấp dẫn đi kèm những hình ảnh bắt mắt, lời quảng cáo hấp dẫn về loại thịt lợn rừng nuôi thả, thịt chắc, da giòn đã thu hút không ít người đặt mua. Nhiều người thậm chí còn nghĩ đã mua được giá “hời”.
Tuy nhiên, những người nuôi lợn rừng lâu năm ở tỉnh Đắk Lắk khẳng định, giá lợn rừng lai hơi đang được bán ở mức 150.000-170.000 đồng/kg nên giá thịt qua giết mổ phải ở mức từ 250.000 đồng/kg trở lên. Riêng thịt ba rọi, giá luôn cao hơn từ 40.000-50.000 đồng/kg. Vì vậy, lợn rừng lai nếu bán ra với mức giá nói trên, người chăn nuôi lỗ vốn.
Một số chủ trang trại nuôi lợn rừng ở tỉnh Bình Phước cũng cho hay, để có được thịt lợn rừng giá rẻ như thế, thương lái thường chọn mua những con lợn nái già hết khả năng sinh đẻ, rồi mang về nhốt một thời gian cho tiêu bớt lớp mỡ. Sau đó, để nguyên con giết thịt, dùng đèn khò thui lớp da bên ngoài cho có màu vàng, tiếp đến dùng kim bắn lông 3 chấu cho giống thịt lợn rừng thật rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Với cách làm trên, mỗi ngày thương lái có thể kiếm được tiền triệu từ việc bán thịt lợn rừng rởm.
Giá rau xanh ở Hà Nội tăng gấp đôi
Hơn hai tuần sau bão số 3, lượng rau củ quả tại chợ dân sinh ở Hà Nội đã phong phú hơn nhưng giá vẫn cao.
Phản ánh trên Báo Pháp Luật TPHCM, chị Nguyễn Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết những ngày gần đây đi chợ mua rau rất khó vì giá đắt đỏ còn hơn thịt cá. Chị dẫn chứng, trước bão mỗi mớ rau muống chỉ khoảng 7.000-10.000 đồng, giờ đây có giá 20.000-25.000 đồng/mớ, trong khi cá chép chỉ 45.000 đồng/kg.
Bà Lê Bích Ngọc (quận Đống Đa) chia sẻ, sau bão giá rau xanh tăng chóng mặt, đặc biệt là rau gia vị. Theo bà Ngọc, trước mua hành lá chỉ cần 2.000 đồng là mua được nhưng giờ mua 5.000 đồng người bán còn ngại bán cho khách.
Theo chị Lý, tiểu thương chợ Đồng Xa (quận Cầu Giấy), sau khi bão đi qua, hôm nào giá rau xanh cũng tăng. Về nguyên nhân, chị Lý cho hay, mưa lớn khiến nước ngập sâu làm rau thối, dập nhiều nên sản lượng không nhiều, khiến giá rau xanh nhập vào đã cao. Tùy vào lượng rau thối, dập mà mỗi mặt hàng lại điều chỉnh một mức giá khác nhau để đổi công làm lãi.
Bà nội trợ méo mặt vì thịt, dầu ăn... rủ nhau tăng giá
Không chỉ rau xanh mà thịt heo, dầu ăn... tại TPHCM cũng âm thầm tăng giá trong tháng 9 này. Ghi nhận của PV Báo Pháp Luật TPHCM vào sáng 25/9, tại chợ Phạm Văn Bạch (Gò Vấp, TPHCM), hầu hết người kinh doanh thịt cho biết, giá thịt heo đã tăng lên chút ít so với hồi cuối tháng 8 và đầu tháng 9.
Giá nhiều loại rau củ cũng tăng lên 20-30% so với hồi đầu tháng. Cùng với rau củ và thịt, giá một số loại cá nuôi như điêu hồng, cá rô phi, cá lóc nuôi… cũng ghi nhận mức tăng cao trong hai tháng gần đây.
Ngoài thực phẩm, bà Ánh Tuyết, chủ tạp hóa dinh dưỡng Ánh Tuyết (phường 12, Gò Vấp) cho hay, trong tháng 9 hầu hết các mặt hàng giữ bình ổn, chỉ một số loại tăng giá nhẹ. Đơn cử là dầu Simply tăng từ 52.000 đồng/chai 1 lít lên 54.000 đồng/chai.
Vàng nhẫn khan hiếm
Trong ngày 25/9, các cửa hàng vàng trên “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hà Nội) liên tục thông báo hết hàng. Giá vàng nhẫn lập đỉnh 83 triệu/lượng nhưng lượng người đến mua rất đông. Cửa hàng phải bán giới hạn chỉ từ 1-3 chỉ vàng/người.
Các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông liên tục phát loa cảnh báo, người dân không nên mua bán vàng phạm vi ngoài cửa hàng, tránh bị những đối tượng lừa đảo mời chào những loại vàng không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, mang tới những rủi ro không đáng có. (Xem chi tiết)
iPhone 16 xách tay "đội giá" hàng chục triệu đồng rội tụt dốc
Ngày 20/9, Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại một số cửa hàng chính hãng của 40 nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo Người Đưa Tin, các hệ thống siêu thị điện thoại lớn đã cho khách hàng đặt cọc và bàn giao iPhone 16 vào ngày 27/9, tức là chỉ sau một tuần.
Nhưng thay vì chờ một tuần để mua và nhận máy trực tiếp tại các cửa hàng phân phối trong nước, nhiều người bỏ số tiền chênh lệch hàng chục triệu đồng để mua hàng xách tay.
Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ đã mua vé máy bay đi sang Singapore hoặc Thái Lan để mua hàng xách tay về Việt Nam phục vụ khách hàng.
Vào ngày đầu tiên mở bán, iPhone 16 xách tay về Việt Nam được “đội giá” lên hàng chục triệu đồng. Song chỉ sau vài ngày, giá iPhone 16 liên tục lao dốc không phanh khi trên các hội nhóm rao bán iPhone 16 xách tay, nhiều người đăng bán có giá chênh lệch với giá niêm yết chỉ vài triệu đồng.
Đơn cử, nếu như trong ngày 20/9, chiếc iPhone 16 Pro Max 1T màu vàng sa mạc đầu tiên về Việt Nam có giá lên tới 79 triệu đồng thì đến ngày 24/9, giá chỉ còn 57 triệu đồng, giảm tới hơn 20 triệu đồng.
Việc Ấn Độ chính thức dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm xuất khẩu gạo chưa gây lo ngại cho giá gạo của Việt Nam, ít nhất là đến hết năm 2024
Sau nhiều đồn đoán, Tổng cục Ngoại thương - Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã ký quyết định bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati từ ngày 28-9. Điều kiện đi kèm là giá sàn xuất khẩu mặt hàng này là 490 USD/tấn.
Giá gạo Việt Nam vẫn cao
Trước đó, Ấn Độ đã từng bước nới chính sách hạn chế xuất khẩu gạo, như giảm thuế suất thuế xuất khẩu gạo đồ, gạo lứt và gạo nguyên liệu từ 20% còn 10%, có hiệu lực từ ngày 27-9. Nước này cũng nới và sau đó bỏ chính sách giá sàn đối với gạo basmati để tạo thuận lợi cho dòng sản phẩm cao cấp này tiếp cận với các thị trường sinh lợi như châu Âu, Trung Đông và Mỹ.
Trước khi hạn chế tham gia thị trường xuất khẩu gạo, Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo số 1 thế giới, chiếm đến 40% thị phần. Vì vậy, các chính sách điều hành của nước này được cho là sẽ ảnh hưởng đến thương mại gạo toàn cầu.
Bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty SSResource Media Pte.Ltd (Singapore) - chuyên cung cấp thông tin và phân tích thị trường lúa gạo thế giới, nhận định quyết định mới của Ấn Độ không quá bất ngờ nên sẽ không khiến thị trường phản ứng thái quá.
Bà Hương phân tích: Tuy Ấn Độ mở cửa cho thị trường gạo trắng thông dụng nhưng không mở tự do mà áp dụng giá sàn nên sẽ không có chuyện các thương nhân bán ra ồ ạt với giá rẻ. Bên cạnh đó, mức giá sàn 490 USD/tấn là vừa phải, không quá thấp.
Đón đầu việc Ấn Độ mở cửa thị trường, gạo xuất khẩu cùng phân khúc của Myanmar và Pakistan đã giảm còn 470 - 500 USD/tấn để xả hàng. Mặt khác, giá gạo xuất khẩu cùng phân khúc của Việt Nam thời gian qua cũng có xu hướng giảm, một phần do tỉ giá USD/VNĐ giảm. Ngoài ra, nguồn cung gạo phân khúc này hiện không có nhiều, sản lượng thu hoạch từ nay đến cuối năm ít nên không gặp áp lực về tiêu thụ.
Cũng không bất ngờ trước động thái mới của Ấn Độ, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết nhiều tháng nay, hiệp hội đều tính đến việc nước này có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo bất cứ lúc nào. Theo đánh giá của VFA, các loại gạo của Ấn Độ chủ yếu cấp thấp, bán sang châu Phi trong khi nhiều sản phẩm gạo thơm của Việt Nam chỉ có Thái Lan là đối thủ cạnh tranh.
Đại diện một doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo lớn tại ĐBSCL cho hay thị trường chính của gạo thông dụng Việt Nam là Indonesia. Trong đợt mở thầu gần nhất, DN trong nước trúng thầu với giá 553 USD/tấn giao tại cảng đến, tương đương khoảng 523 USD/tấn (giá tại cảng đi), không cao hơn nhiều so với giá sàn của Ấn Độ vì giá cước vận chuyển cao hơn. Chưa kể, chất lượng gạo của Việt Nam tốt hơn nên giá có thể giảm nhưng sẽ không nhiều.
Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết khi có thông tin về việc Ấn Độ quay lại thị trường gạo thế giới, giá gạo trắng thông dụng xuất khẩu của Việt Nam giảm 5 - 10 USD/tấn, giá nội địa giảm 100 - 200 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo thơm như Jasmine, Đài Thơm 8 vẫn ổn định do nguồn cung ít và nhu cầu cao từ các thị trường như Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), châu Phi.
"Khi Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo, thương nhân Trung Quốc kỳ vọng giá gạo Việt Nam giảm để tăng nhập khẩu song giá gạo của chúng ta quá cao nên thị trường này nhập ít, chủ yếu là nếp" - ông Trọng thông tin.
Theo số liệu thống kê, 8 tháng đầu năm nay, các DN Việt Nam đã xuất khẩu được 6,06 triệu tấn gạo, thu về 3,792 tỉ USD - tăng 4,72% về lượng và 20,54% về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng. Như vậy, Việt Nam không phải lo ngại về tồn kho từ nay đến cuối năm bởi chỉ còn vụ thu đông với sản lượng ít và dự báo năng suất không cao do tình hình mưa lũ.
Đến giữa tháng 9-2024, tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 6,5 triệu tấn, trị giá trên 4 tỉ USD. Dự báo cả năm, nước ta xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo.
Không chạy theo thành tích
Tuy trước mắt, việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo chưa ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng đến vụ thu hoạch đông xuân đầu năm 2025 - vụ chính của Việt Nam - thì tác động sẽ rõ nét hơn.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết bộ này sẽ phối hợp với Bộ Công Thương để đánh giá toàn diện tác động từ chính sách điều hành xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Nêu quan điểm cá nhân, ông Cường cho rằng nhu cầu gạo thế giới duy trì ở mức cao, gạo xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở phân khúc khác gạo Việt Nam nên ảnh hưởng không lớn.
"Nguồn cung gạo phục vụ xuất khẩu không còn nhiều, chủ yếu là sản lượng gạo vụ thu đông và một ít của vụ đông xuân sớm. Trước thời điểm Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo, hằng năm, Việt Nam vẫn sản xuất trên 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với giá ổn định" - ông Cường cho hay.
Cục trưởng Cục Trồng trọt khẳng định quan điểm phát triển ngành lúa gạo những năm tới là sản xuất theo kế hoạch, tùy nhu cầu thị trường và bảo đảm quyền lợi của nông dân, DN trong chuỗi giá trị bền vững chứ không chạy theo số lượng xuất khẩu để lấy thành tích.
Tỏ ra thận trọng, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long, cho rằng việc Ấn Độ tham gia lại thị trường như "quả bom nổ chậm", có thể ảnh hưởng tới triển vọng của thị trường trong những tháng tới. Tác động đầu tiên, theo ông Bá, là giá gạo giảm.
Để ứng phó, ông Bá cho rằng DN nên tính toán số lượng tồn kho, bảo đảm dự trữ theo quy định nhưng cũng tránh "ôm hàng" quá lớn sẽ gây thua lỗ. Đồng thời, cần chủ động đa dạng hóa thị trường, chủng loại gạo xuất khẩu, không chỉ tập trung vào các thị trường châu Á như Philippines, Indonesia, Trung Quốc... và châu Phi, mà cần mở rộng ra châu Âu, Mỹ.
Mặt hàng được ví như “vàng đen” giúp Việt Nam thu được hơn 1 tỷ USD chỉ trong 9 tháng.
Đó là hạt tiêu. Theo các chuyên gia, do hạt tiêu bước vào chu kỳ tăng giá mới sau nhiều năm giảm, nên từ đầu năm đến nay, giá của loại hạt này tăng phi mã và neo ở mức cao. Thực tế này đã giúp đưa hạt tiêu trở lại "thời hoàng kim" đạt kim ngạch tỷ USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9 năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 20.000 tấn hạt tiêu, với kim ngạch đạt 125 triệu USD, lần lượt tăng 10,4% về lượng và 84,9% về giá trị.
Tính lũy kế đến hết tháng 9/2024, nước ta đã thu được hơn 1 tỷ USD từ việc xuất khẩu 203.000 tấn hạt tiêu, giảm nhẹ 1,5% về lượng nhưng lại tăng mạnh tới 46,9% về giá trị.
Sở dĩ nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu lên hơn 1 tỷ USD là vì giá của mặt hàng này tăng mạnh 49,2% so với cùng kỳ năm 2023, lên mức 4.941 USD/tấn. Đặc biệt, trong tháng 9, giá trung bình của hạt tiêu xuất khẩu đạt 6.239 USD/tấn, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng được coi là tháng có mức giá xuất khẩu cao nhất trong nhiều năm qua.
Sáng nay (30/9), giá hạt tiêu ở thị trường nội địa dao động từ 148.000 – 149.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng so với hôm trước. Theo dự báo của các chuyên gia, giá tiêu trong nước có khả năng sẽ tiếp tục tăng, nhất là khi nhu cầu về mua sắm cho dịp Tết Nguyên đán sắp đến.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ghi nhận giá tiêu đen Việt Nam ở mức 6.800 USD/tấn, với loại 500 g/l; mức 7.100 Usd/tấn với loại 550 g/l; mức giá 10.150 USD/tấn với hạt tiêu trắng.
Giá tiêu sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao
Theo Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, trong ngắn hạn, dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao vì nguồn cung hạn chế. Hơn nữa, do Indonesia và Brazil đang vào vụ thu hoạch trong khi nhu cầu của thị trường thế giới không tăng mạnh, và Trung Quốc cũng không thu mua nhiều, dẫn tới giá tiêu chỉ có khả năng tăng nhẹ trong thời gian tới.
Thế nhưng, về dài hạn, giá hạt tiêu xuất khẩu vẫn sẽ được hỗ trợ, vì sản lượng mặt hàng này của nước ta trong vụ mùa 2025 dự kiến giảm. Cụ thể, vụ hạt tiêu năm 2025 của Việt Nam sẽ thu hoạch gần như toàn bộ vào tháng 2, trong khi một số vùng khác kéo dài đến tháng 3 – tháng 4, bị chậm hơn 1 – 2 tháng so với các năm trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán kéo dài.
Vì vậy, ngành hàng hạt tiêu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi vì giá xuất khẩu ở mức cao do nguồn cung hạn chế. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), lượng hạt tiêu ở trong dân gần như không còn, thay vào đó chỉ còn tại các đại lý và kho của doanh nghiệp.
Theo đại diện lãnh đạo VPSA nhận định, trong vòng từ 3 – 5 năm tới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa, các chuyên gia cũng nhận định rằng, hạt tiêu đã bước vào một chu kỳ tăng giá mới. Chu kỳ này kéo dài từ 10 – 15 năm, với khả năng giá đạt đỉnh dao động từ 350.000 - 400.000 đồng/kg.
Mặt khác, người bán đang bày tỏ mong muốn thiết lập một sự liên kết trong ngành hồ tiêu Việt Nam nhằm kiểm soát giá và tránh tình trạng đơn hàng ô ạt trên thị trường.
Hạt tiêu là mặt hàng có giá trị kinh tế cao và đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong năm 2023, nước ta xuất khẩu tiêu có kim ngạch đạt 912 triệu USD. Đến nay, Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là quốc gia xuất khẩu tiêu lớn nhất trên thế giới, chiếm khoảng 60% thị phần toàn cầu.
Hạt tiêu của Việt Nam hiện được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số đó, các thị trường xuất khẩu truyền thống hạt tiêu, đặc biệt là hạt tiêu đen của Việt Nam, bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất…
Giá vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 nhiều chặng tăng từ 500.000 - gần 2 triệu đồng, ngược lại có chặng lại giảm 200.000 - 1,4 triệu đồng so với dịp Tết 2024.
Khảo sát của báo điện tử VTC News sáng 30/9 cho thấy, giá vé máy bay hạng phổ thông dịp Tết Nguyên đán 2025 đang tăng giảm trái chiều.
Cụ thể, giá vé khứ hồi chặng TP.HCM - Hà Nội (đã bao gồm thuế, phí) đi ngày 25/1/2025 (tức 26 Tết) và chặng về ngày 2/2/2025 (tức mùng 5 Tết) của hãng hàng không VietJet Air có giá 7.079.000 đồng; Vietnam Airlines giá 7.722.000 đồng; Bamboo Airways giá 7.706.000 đồng và của Vietravel Airlines là 7.302.000 đồng. Mức giá này so với năm 2024 đều tăng từ 1.583.000 đến gần 2 triệu đồng.
Có mức tăng tương tự là giá vé chặng TP.HCM - Hải Phòng. Theo đó, giá của Vietjet Air là 7.079.000 đồng, tăng khoảng 1,6 triệu đồng so với năm ngoái; của Vietnam Airlines và Pacific Airlines là 7.722.000, tăng 1,7 triệu đồng và của Bamboo Airways là 7.706.000 đồng, tăng 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Chặng bay TP.HCM - Thanh Hoá của Vietjet Air đang có giá 7.588.000, tăng 1,3 triệu đồng so với năm ngoái; của Vietnam Airlines và Pacific Airlines giá 7.702.000, tăng 1,2 triệu đồng và của Bamboo Airways giá 7.686.000, tăng 1,4 triệu đồng.
Một chặng bay có giá tăng nhưng nhẹ hơn là Hà Nội - Cần Thơ. Cụ thể, vé của VietJet Air giá 3.764.000 đồng, tăng 600.000 đồng so với năm ngoái.
Ngược lại, có không ít chặng bay đang có giá vé giảm mạnh. Cụ thể, giá vé khứ hồi chặng TP.HCM - Đà Nẵng của VietJet Air là 4.466.000 đồng, giảm 200.000 đồng so với năm trước; chặng bay Hà Nội - Phú Quốc của VietJet Air giá 5.103.000 đồng, thấp hơn năm ngoái khoảng 900.000 đồng; chặng bay Hà Nội - Nha Trang của VietJet Air có giá 4.109.000 đồng, thấp hơn khoảng 500.000 đồng. Đặc biệt, chặng này của hãng Bamboo Airways có giá 5.176.000, giảm tới 1,4 triệu đồng so với năm ngoái.
Chặng bay Hà Nội - Đà Lạt của VietJet Air có giá 3.386.000, cũng giảm 1.100.000 đồng so với năm ngoái; của Bamboo Airways giá 4.495.000, giảm 1.200.000 đồng và của Vietnam Airlines giá 5.176.000, giảm 800.000 đồng.
Nhận định về thị trường vé máy bay Tết Ất Tỵ, chuyên gia hàng không Nguyễn Thiện Tống cho biết, việc giá vé có chặng tăng, chặng giảm là hết sức bình thường và như vậy mới phản ánh đúng bản chất của thị trường. " Năm nay, do ảnh hưởng của bão lụt trên khắp cả nước khiến cho kinh tế khó khăn nên theo tôi các hãng hàng không bằng mọi cách nên hạn chế tăng giá vé, thậm chí nên giảm giá vé ở tất cả các chặng để người dân đi lại được thuận lợi hơn. Khi người dân đi lại đông, các chuyến bay sẽ được lấp đầy, làm tăng nguồn thu cho các hãng bay nhanh hơn là khi giá vé cao, người dân đi lại ít, số lượng ghế trống nhiều”, ông Tống nêu ý kiến.
Trước đó, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt mở bán vé Tết Ất Tỵ 2025. Theo đó, Vietnam Airlines Group mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, để chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm 2024 và sẵn sàng dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2025, Cục Hàng không đã chỉ đạo các hãng hàng không sắp xếp, cân đối nguồn lực vận tải, phối hợp với các đơn vị phục vụ mặt đất để bảo đảm nguồn cung tải phù hợp.
Đồng thời, có kế hoạch đẩy nhanh quá trình nhận tàu bay thuê/mua mới và đưa vào khai thác trở lại các tàu bay đã hoàn thành sửa chữa, bảo dưỡng động cơ từ nhà sản xuất nhằm tăng chuyến trong dịp cao điểm Tết.
Nguồn: Vietnamnet; Người Lao Động; Soha; CafeF
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Thách nhau ra tiền tỷ kiểu Tuấn Hưng – Duy Mạnh; Lệ Quyên dằn mặt fan Kỳ Duyên; Gọi Hà Anh Tuấn là 'dân chơi' ở showbiz
Liveshow Duy Mạnh – Tuấn Hưng thật kỳ lạ; Ai còn tin Louis Phạm; Sạt lở đèo Bảo Lộc; Vụ chìm ca nô 17 người chết
Thị trường iPhone xách tay gặp khó; 'Hạt ngọc' ôm về 4 tỷ USD; 73.000 khách vay ngân hàng lao đao vì bão; Tin xấu với mặt bằng bán lẻ
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Tội ác xâm hại tình dục; Giả hotgirl ‘câu trai’ để lừa đảo; Bắt kẻ ‘xuống tay’ với vợ chồng em trai; Chê gái bán dâm già, quay sang cướp
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá