Bao giờ thuốc giả, thực phẩm giả hết ‘đất sống’; Làn sóng từ chối chuyển khoản; Chật vật với ‘núi’ thủ tục; Động thái mới của FLC, Tân Hoàng Minh

BAO GIỜ THUỐC GIẢ, THỰC PHẨM GIẢ MỚI HẾT 'ĐẤT SỐNG'?

Hàng giả, thuốc giả là vấn nạn đã tồn tại từ rất lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân và gây bức xúc trong dư luận...

Hàng giả - nỗi ám ảnh thường trực của mọi gia đình

Thực trạng hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là sữa giả, thuốc giả và thực phẩm giả đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực của mọi gia đình; không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng ngày càng khó khăn trong việc phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả khi mà các sản phẩm với chiêu thức làm giả ngày càng tinh vi, khó lường. Từ gạo, thịt, rau củ đến các loại gia vị, đồ uống, thực phẩm giả, kém chất lượng len lỏi vào từng bữa ăn của mỗi gia đình. Những loại thực phẩm này thường được sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh, sử dụng hóa chất cấm, phụ gia không rõ nguồn gốc để tạo màu sắc, mùi vị hấp dẫn hoặc kéo dài thời gian bảo quản.

Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả, thuốc giả. Một số sản phẩm phát hiện làm giả đã vào đến bệnh viện khiến người dân hoang mang. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, buôn bán gian dối. Việc này được hy vọng là "liều thuốc" đủ mạnh để cải thiện và trả lại môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp chân chính.

Tuy nhiên, trong tâm trí người tiêu dùng, câu hỏi “khi nào hàng giả, hàng độc hại mới không còn là vấn nạn?” đã trở thành nỗi trăn trở thường trực. Từ quầy thuốc đến sạp rau, từ mỹ phẩm đến đồ điện tử, sự xuất hiện nhan nhản của các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thậm chí độc hại đang ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và đe dọa sức khỏe cộng đồng. Người dân mong muốn một môi trường kinh doanh lành mạnh, nơi niềm tin được bảo vệ bằng luật pháp nghiêm minh và trách nhiệm xã hội. Vậy làm sao để hàng giả, hàng độc hại không còn chỗ đứng trên thị trường?

Câu trả lời không chỉ nằm ở những đợt cao điểm truy quét, không chỉ ở vài chiến dịch ra quân rầm rộ. Để thực sự đẩy lùi vấn nạn, cần một hệ thống quản lý chặt chẽ, xuyên suốt, nơi mỗi cơ quan chức năng đều coi đây là công việc hàng ngày, là nhiệm vụ thường trực chứ không phải việc “đến hẹn lại lên” xong lại đâu vào đấy. Tấn công, truy quét, ngăn chặn vi phạm là chưa đủ. Đã đến lúc, không thể chỉ “chống” ở phần ngọn, mà cần “diệt” từ gốc.

Ngày 23/5 vừa qua, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

"Người dân rất hoang mang, ra đường không biết mặt hàng nào được phép lưu hành, mặt hàng nào là hàng giả, hàng nhái. Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, kể cả doanh nghiệp rất quan trọng để giải quyết vấn đề căn cơ lâu dài, nếu không sẽ khó cho quá trình thực hiện", Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng cho rằng, cần tiếp tục truyền thông để người dân nắm được quy định, mặt hàng nào là giả, nhái, không đạt yêu cầu. Các đơn vị kinh doanh cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình phải sản xuất các mặt hàng đúng, chất lượng. Chúng ta không để thị trường bát nháo, tràn ngập sản phẩm giả, không đủ chất lượng.

Cần có sự chung tay của toàn xã hội để đẩy lùi hàng giả

Cuộc chiến chống hàng giả, gian lận thương mại là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội. Ai cũng mong muốn được biết, khi nào vấn nạn này mới thực sự chấm dứt? Đây là một cuộc chiến dai dẳng, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội.

Muốn vậy, phải thay đổi tư duy quản lý, từ bị động sang chủ động, từ xử lý sau hậu quả sang phòng ngừa từ đầu nguồn. Phải có cơ chế truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tăng cường ứng dụng công nghệ trong kiểm tra, giám sát. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh các đợt truy quét, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng độc hại, mức phạt cần đủ sức răn đe.

Điều đáng nói, công tác tấn công, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm phải được duy trì thường xuyên, liên tục, bịt kín mọi kẽ hở mà kẻ xấu có thể lợi dụng; phải coi đây là trách nhiệm mỗi ngày của không chỉ các cơ quan chức năng mà còn của cả hệ thống.

Cuối cùng, người dân không chỉ là nạn nhân, mà cần trở thành một phần của giải pháp. Mỗi sự lựa chọn đúng đắn, mỗi hành động tố giác hàng giả, hàng kém chất lượng chính là đóng góp thiết thực để làm sạch thị trường. Cần tăng cường các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức cảnh giác, trang bị kiến thức phân biệt hàng thật - hàng giả, khuyến khích người dân tố giác các hành vi vi phạm. Khi người tiêu dùng thông thái và chủ động tẩy chay, hàng giả sẽ khó có... đất sống.

Vấn nạn hàng giả, hàng độc hại không thể được giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, sự chủ động của doanh nghiệp và sự cảnh giác của người tiêu dùng, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một thị trường minh bạch, an toàn hơn. Điều quan trọng nhất là phải duy trì một tinh thần quyết liệt, thường xuyên và coi đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Nỗi lo hàng giả, sữa giả, thuốc giả, thực phẩm giả sẽ chỉ được xóa bỏ khi mỗi người tiêu dùng trở thành một "chiến sĩ" thông thái, tỉnh táo và quyết tâm nói không với hàng giả, cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt từ các cơ quan quản lý.

LÀN SÓNG TỪ CHỐI CHUYỂN KHOẢN: LÀM NHƯ VẬY MẤT KHÁCH LÀ CÁI CHẮC

Không nhận chuyển khoản hoặc thu thêm tiền nếu khách cố tình chuyển khoản,… là những chiêu trò của các cửa hàng, chủ shop kinh doanh online để né thuế.

Thời gian gần đây, không ít hộ và cá nhân kinh doanh đồng loạt thông báo chỉ nhận tiền mặt. Chị Phương Lan, một người kinh doanh online, vừa công khai trên Facebook cá nhân về việc chuyển đổi hình thức thanh toán từ chuyển khoản sang tiền mặt.

Đặc biệt, shop của chị còn thẳng thắn thông báo sẽ thu thêm phí nếu khách hàng cố tình chuyển tiền qua tài khoản để rút tiền mặt. "Shop xin lỗi vì sự bất tiện này và mong quý khách hàng thông cảm," chị Lan chia sẻ.

Tương tự, chị Thương, một chủ shop khác, cũng đề nghị khách hàng thông cảm vì không nhận chuyển khoản. Chị giải thích rằng việc tiền ra vào tài khoản ngân hàng là một trong những cách để cơ quan thuế xác định doanh thu.

Chị phân tích: "Một thùng sữa nhập về 400.000 đồng, bán ra 405.000 đồng, như ngày xưa cửa hàng của tôi có lời 5.000 đồng. Nhưng sau này bán 405.000 đồng sẽ phải đóng thuế 1,5%, tức 6.000 đồng, như vậy cửa hàng lỗ vốn. Sắp tới, mọi cửa hàng đều phải đóng thuế đầy đủ, nếu không tính cẩn thận lại thành bán hàng không công."

Nguyễn Thị Dương, một sinh viên đang thuê trọ tại Thanh Trì, Hà Nội cũng kể: Chủ trọ vừa thông báo cho em là từ tháng này không nhận chuyển khoản, mà phải trả bằng tiền mặt.

Trên nhiều cộng đồng chợ online, các chủ shop cũng đồng loạt khuyến khích chuyển sang hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Chị Bảo Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, hầu hết các chủ shop đều muốn khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, hoặc nếu chuyển khoản thì yêu cầu không ghi bất kỳ nội dung gì.

Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng cũng không còn chấp nhận việc khách chuyển khoản thêm tiền để rút tiền mặt. Anh Lưu Anh Đức, chủ một cửa hàng tạp hóa ở Ba Đình, chia sẻ: "Cửa hàng vẫn cho khách chuyển khoản nhưng không cho chuyển thêm tiền để lấy tiền mặt nữa. Trước đây, khách hàng hay chuyển thêm tiền để nhờ lấy tiền mặt. Như mua chai nước 10.000 đồng, họ chuyển khoản 100.000 đồng để mình trả lại 90.000 đồng tiền lẻ. Mình không lấy phí gì nhưng giờ thì thôi, bên thuế có thể tính số tiền gửi thêm vào doanh thu, cửa hàng không biết giải trình thế nào với họ."

Khách hàng bất tiện

Việc một số cửa hàng không nhận chuyển khoản đang gây ra nhiều phiền toái và sự không hài lòng cho khách hàng. Bà Trần Thị Lý (55 tuổi, sống tại Hà Nội) bày tỏ: "Dù là người cao tuổi nhưng tôi vẫn thường xuyên thanh toán không tiền mặt. Giờ mua mấy đồ trên Facebook của chung cư mà phải trả tiền mặt rất bất tiện. Bình thường cứ mua, thanh toán online là họ treo hàng ngay cửa. Giờ thì người bán cứ phải chờ đợi tôi về nhà mới giao hàng lấy tiền. Tôi thấy việc này rất bất tiện và mất thời gian."

Chị Thu Hằng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ sự khó chịu: "Đang quen thanh toán không tiền mặt, ra đường không bao giờ mang theo tiền, giờ không cho thanh toán chuyển khoản thì quá bất tiện. Thời 4.0 rồi mà còn thế."

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự lo ngại. Một thành viên nhóm chợ chung cư bình luận: "Làm như vậy mất khách là cái chắc. Tài khoản của chủ kinh doanh đã có trên hệ thống thuế rồi, tránh làm sao được. Đến lúc bị truy thu thuế còn mệt hơn."

Để thích ứng với tình hình mới, một số quán đã chọn cách minh bạch hơn bằng việc thông báo tăng giá.

Quan trọng hơn, khách hàng vẫn có thể thanh toán chuyển khoản bình thường, tránh được những bất tiện như phản ánh gần đây. Quán mong rằng khách hàng sẽ thông cảm và tiếp tục ủng hộ trong giai đoạn chuyển đổi này.

Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trần Vi Thoại, Giám đốc Công ty Luật IBLegal Việt Nam cho biết, theo quy định hiện hành, không có điều khoản nào bắt buộc các cá nhân kinh doanh hay hộ kinh doanh cá thể phải nhận thanh toán qua chuyển khoản. Việc lựa chọn hình thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản) là thỏa thuận giữa người bán và khách hàng.

Điểm mấu chốt ở đây chính là nghĩa vụ kê khai và nộp thuế đúng quy định, bất kể hình thức thanh toán là gì. Dù giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt hay chuyển khoản, các cá nhân và hộ kinh doanh vẫn phải có trách nhiệm ghi nhận đầy đủ doanh thu phát sinh và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

"Việc sử dụng thanh toán chuyển khoản không chỉ giúp hộ kinh doanh minh bạch hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích trong quản lý và phát triển kinh doanh", ông Thoại nói.

Ông Lê Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Kế toán thuế Keytas cho biết, nhiều người nộp thuế có thể nghĩ rằng việc giao dịch bằng tiền mặt sẽ giúp "giấu" doanh thu một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng có nhiều biện pháp nghiệp vụ để xác định doanh thu thực tế. Đó là dòng tiền vào tài khoản ngân hàng, số lượng và giá trị giao dịch, cũng như kiểm soát doanh số mua vào thông qua các đơn vị cung cấp, bán hàng xuất hóa đơn.

Đặc biệt, những cửa hàng treo bảng "chỉ nhận tiền mặt" sẽ càng dễ gây chú ý và bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan chức năng. Ông Tuấn nhấn mạnh: "Người nộp thuế khó có thể giấu doanh thu, bởi thời gian qua, cơ quan thuế đã phát hiện nhiều vụ việc mua bán hàng giấu doanh thu dẫn đến trốn thuế và bị khởi tố."

DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN VẪN CHẬT VẬT VỚI "NÚI" THỦ TỤC DỰ ÁN

Sau 10 tháng áp dụng ba luật mới liên quan đến bất động sản, nhiều doanh nghiệp bày tỏ chưa tác động nhiều tới các phân khúc, thủ tục khi làm một dự án vẫn không thay đổi, quy trình vẫn phải đi qua hàng trăm bước, hàng chục con dấu mới xong pháp lý.

Thủ tục vẫn không cắt giảm khi làm dự án

Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được kỳ vọng sẽ giải quyết những vướng mắc lâu nay của các dự án địa ốc, khơi thông nguồn lực xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, làm minh bạch thị trường bất động sản.

Lãnh đạo một doanh nghiệp có tên tuổi tại miền Bắc đánh giá 3 luật mới đã đi vào cuộc sống, dù vậy để làm được một dự án bất động sản vẫn chưa có nhiều điểm mới, có thể nói là chưa cải tiến.

"Thủ tục vẫn từng ấy, chỉ có 1 đến 2 bước hiểu khác đi khi quy định lại một chút nhưng cách làm vẫn thế. Đơn cử, một văn bản xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ lên UBND TP rồi thành phố gửi cho 5 sở, địa phương. Mỗi một văn bản như vậy, chủ đầu tư phải đến từng điểm để lấy con dấu", vị này nói.

Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp thay vì phải qua nhiều khâu đóng dấu, lãnh đạo tỉnh chỉ cần một cuộc họp là quyết định luôn dự án được chấp thuận hay không. Như vậy, mới gọi là cải cách thể chế, còn hiện tại vẫn đang làm theo cách cũ.

Định giá đất đang gây khó doanh nghiệp

Là doanh nghiệp trực tiếp làm dự án, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Công ty Cổ phần Bất động sản Toàn Cầu (GP.Invest), cho biết số lượng con dấu phải đóng đối với mỗi dự án trong thủ tục hành chính từ 38-40 con dấu, quy trình đầu tư dự án trải qua rất nhiều bước, mỗi bước cần vài con dấu khác nhau.

Một vấn đề nữa theo Chủ tịch GP.Invest là khâu điều chỉnh quy hoạch, khi 100% dự án đều phải điều chỉnh quy hoạch, có những quy hoạch không quan trọng nhưng vẫn phải trình đủ các cấp có ý kiến. Sau khi điều chỉnh xong quy hoạch lại tiếp tục làm thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong khi thủ tục này vô cùng nặng nề và nan giải.

Chưa dừng lại, trong việc giải phóng mặt bằng đối với hộ thuộc trường hợp bị cưỡng chế, để đối thoại được với dân, doanh nghiệp phải tuân thủ các thủ tục theo luật định như: làm thủ tục đủ 60 ngày, gặp đủ 3 lần với các bên liên quan, sau đó mới được đối thoại về vấn đề thu hồi đất.

"Có dự án của chúng tôi phải thực hiện 177 bước, kéo dài 360 ngày mới đủ điều kiện đối thoại trước khi cưỡng chế giải phóng mặt bằng", ông Hiệp nói và cho biết dù luật mới giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong khâu giải phóng mặt bằng, thế nhưng, có những địa phương có mặt bằng giá thấp nhưng nằm vị trí đẹp thành ra người dân không chịu thỏa hiệp đền bù, đa phần 90% doanh nghiệp phải trả thêm chi phí ngoài để hỗ trợ cho người dân.

Sau một thời gian thi hành Luật Đất đai 2024, vị Chủ tịch nhấn mạnh khâu định giá đất dự án vẫn làm khó cả doanh nghiệp và địa phương. Doanh nghiệp không được tham gia vào quá trình định giá, việc định giá đất chậm, doanh nghiệp phải nộp bổ sung số tiền lớn. Đây là khoản tiền các doanh nghiệp cho rằng hết sức bất cập và "rất mong Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ vấn đề này".

Ngoài ra, ông Hiệp cho biết còn các nghị định khác, ví dụ như việc đấu thầu, dự án có quyền sử dụng đất cũng còn một số điểm chưa hợp lý, khiến các doanh nghiệp khi áp dụng rất khó khăn.

Thực tế, doanh nghiệp của ông đã gặp ở một địa phương, khi đấu thầu dự án có quyền sử dụng đất, do các nghị định hướng dẫn không rõ ràng nên Sở Kế hoạch và đầu tư tại địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải hỏi Bộ Kế hoạch và đầu tư (nay là Bộ Tài chính), trực tiếp là Cục Đấu thầu và Vụ Pháp chế. Doanh nghiệp mất 5 tháng để được trả lời nhưng cũng không có được câu trả lời rõ ràng vì văn bản không đi thẳng vào vấn đề, chỉ viện dẫn điều luật và yêu cầu địa phương áp dụng.

"Sau 5 tháng đó, chúng tôi có hỏi Bộ Nông nghiệp và môi trường thì mới xử lý xong", ông Hiệp dẫn chứng và nhấn mạnh doanh nghiệp mất đến 7 tháng phải chờ đợi thủ tục, giấy tờ không rõ ràng.

Quy định mới xin thêm ý kiến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng khi làm dự án nhà ở

Trong khi đó, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản EZ (EZ Property) cho biết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản không có một barem (mẫu) chung và phụ thuộc vào nhiều bên.

Đầu tiên, theo ông Toản, mỗi địa phương có quy chế làm việc khác nhau, có khu vực thu hút đầu tư thì thủ tục rất đơn giản nhưng có địa phương lại khá phức tạp. Về cơ bản là làm theo luật, song một số địa phương có quy định mang tính định tính do "con người".

Ông Toản lấy ví dụ tại Hòa Bình, khi lập quy hoạch một dự án khá nhanh và không phiền hà đến doanh nghiệp. Trong quá trình làm thủ tục, doanh nghiệp chỉ cần một cuộc họp thẩm định với địa phương, sở ngành là quyết xong, sau đó xin ý kiến Sở Xây dựng là có thể phê duyệt quy hoạch 1/500, nhanh nhất mất khoảng 6 tháng.

Trong khi đó, muốn làm một dự án bất động sản tại địa phương khác phải thông qua hàng chục cuộc họp, rất nhiều thủ tục bị "bôi ra". Thông thường để hoàn thành quy hoạch 1/500 tại một số địa phương khác mất khoảng 1,5 năm thậm chí có dự án lớn phải lên tới 2-3 năm. Chưa kể tại 2 thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, khi quy hoạch một dự án cực khó, thời gian ít nhất 3-4 năm chưa tính đến giai đoạn đầu tư, có dự án 10 năm vẫn chưa xong pháp lý. Chẳng hạn như một dự án nhà ở xã hội tại Long Biên (Hà Nội) đã 9 năm nay vẫn chưa xong thủ tục hồ sơ, do vướng mắc cơ chế chính sách thay đổi và một số cán bộ không dám làm.

Một yếu tố khác theo ông Toản là từ phía doanh nghiệp, tùy theo mối quan hệ, kinh nghiệm làm dự án, đơn vị tư vấn và mức độ "chịu chi". Cùng triển khai dự án tại một địa phương, có doanh nghiệp sẽ làm rất nhanh, nhưng có doanh nghiệp lại rất chậm.

CEO EZ Property đánh giá trong luật mới có một số quy định giúp doanh nghiệp làm thủ tục dự án đơn giản hơn nhưng cũng có vấn đề phức tạp hơn. Chẳng hạn khi các bộ ngành sáp nhập thành một đầu mối sẽ giúp giảm bớt các thủ tục.

Ngoài ra, khâu giải phóng mặt bằng rõ ràng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi làm dự án. Ví dụ đất đền bù cho người dân sẽ cao hơn, nếu như trước đây khoảng 120 triệu đồng/sào thì giờ đây 180 triệu đồng/sào chưa kể hỗ trợ khác, đơn giá này tùy theo bảng giá của địa phương.

Bên cạnh những thuận lợi, CEO EZ Property cho biết một số vướng mắc khi áp dụng luật mới như khi thẩm định hồ sơ đối với dự án nhà ở là doanh nghiệp phải xin thêm ý kiến của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, trong khi trước đây không cần đến.

Hơn nữa, vấn đề nan giải nhất hiện nay đối với doanh nghiệp là việc định giá đất để xác định tiền sử dụng đất. Rất nhiều doanh nghiệp "vỡ trận" vì tiền sử dụng đất, bởi có những địa phương tính giá đất rất cao.

"Tiền sử dụng đất hiện tại vẫn là vướng mắc chính của thị trường, do đó cần có phương pháp tính phù hợp. Bởi lẽ, khi để mức cao nhất sẽ trực tiếp ăn vào chi phí đầu tư, cuối cùng người thiệt hại đầu tiên là người mua nhà. Thực tế hiện nay có những dự án hàng chục năm không tính được tiền sử dụng đất, vì không ai dám ký", ông Toản nói.

CEO EZ Property cho hay, các doanh nghiệp bất động sản đều phản ánh để làm một dự án liên quan đến nhiều luật, nếu một trong số đó không thuận lợi sẽ dẫn đến ách tắc. Do đó, doanh nghiệp mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc pháp lý, nhất là trong việc tinh gọn thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết liên quan đến đất đai, quy hoạch… vốn đang bị kéo quá dài.

LOẠT ĐỘNG THÁI BẤT NGỜ CỦA FLC, TÂN HOÀNG MINH

Sau thời gian dài im ắng, hai tập đoàn Tân Hoàng Minh và FLC, đang từng bước trở lại đường đua trên thị trường bất động sản.

Sau thời gian dài vắng bóng kể từ khi Chủ tịch HĐQT Đỗ Anh Dũng bị bắt về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" vào năm 2022, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thời gian gần đây bất ngờ trở lại trên thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp này liên tục có những hoạt động đáng chú ý, từ việc khởi công dự án mới tại Hà Nội đến đăng ký thí điểm xây nhà ở thương mại ở Khánh Hòa, và đề xuất dự án đô thị thông minh tại Đà Lạt.

Vào tháng 3/2025, Công ty Cổ phần Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã chính thức khởi công dự án khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi (tên thương mại Greenera Southmark) thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Greenera Southmark được triển khai trên diện tích 2,5 ha, có quy mô gồm 3 tòa chung cư cao cấp. Đây là một trong số rất ít dự án nhà ở chung cư được UBND TP Hà Nội ra quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024.

Đến tháng 4/2025, sau thời gian chấp hành án tù và được đặc xá, ông Đỗ Anh Dũng đã trở lại với vai trò Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Sự tái xuất của ông Dũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mang lại sinh khí mới cho doanh nghiệp.

Chỉ sau hơn 1 tháng, đến đầu tháng 6/2025, Tập đoàn này đã đăng ký thí điểm xây nhà ở thương mại ở Khánh Hòa với dự án Tòa nhà hỗn hợp Văn phòng, Thương mại và căn hộ cao cấp Tân Hoàng Minh có diện tích 0,7 ha, vốn đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng.

Mới đây, ngày 3/6, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Tân Hoàng Minh để nghe báo cáo ý tưởng quy hoạch dự án khu đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ cao, kết hợp khu du lịch và phim trường, tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.

Dự án có quy mô khảo sát lên đến khoảng 4.320 ha, được định hướng phát triển theo mô hình đô thị thông minh, tích hợp công nghệ cao, sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và cả phim trường mang đẳng cấp quốc tế.

Đáng chú ý, đây là lần tái khởi động sau khi tỉnh Lâm Đồng từng chấp thuận cho nghiên cứu quy hoạch vào năm 2021 nhưng tạm dừng sau đó. Theo đề xuất, khu đô thị sẽ gồm 8 phân khu chức năng khác nhau, thu hút dân cư từ khắp cả nước.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Tập đoàn Xuân Thiện cũng đề xuất được nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư Tổ hợp nông nghiệp công nghệ tuần hoàn khép kín trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài Tân Hoàng Minh, một “ông lớn” khác là Tập đoàn FLC cũng bắt đầu có những động thái trở lại thị trường bất động sản.

Trong bối cảnh ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, chuẩn bị hầu tòa phúc thẩm, doanh nghiệp này vẫn tiếp tục triển khai các dự án bất động sản mới. Vào ngày 3/6/2025, Tập đoàn FLC đã tổ chức lễ Kick-Off ra quân dự án Hausman Premium Residences tại khu đô thị FLC Premier Parc, phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Trước đó, vào tháng 4/2025, tỉnh Bình Định đã đồng ý cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch khu đô thị sân bay tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát.

Theo đó, thời gian nghiên cứu khảo sát lập ý tưởng là 2 tháng. Trong quá trình thực hiện, FLC cần phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để thực hiện đúng các quy định, đảm bảo các vấn đề quốc phòng - an ninh, môi trường, an sinh xã hội.

Nguồn: Báo Quốc Tế; Vietnamnet; Soha; CafeF

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Đọc nhiều nhất

Dự án điện gió, mặt trời gặp vướng; Giải ngân vốn công ‘rùa bò’; Hộ kinh doanh đóng cửa né thuế; Khai trừ Đảng nguyên phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai

Các cửa hàng ‘nóng không’ với chuyển khoản; Nỗi lo siêu thị, chợ mạng; Hộ kinh doanh đóng cửa hàng loạt; Thủy sản & ‘bài toán’ thuế đối ứng

Bãi rác bánh kẹo khổng lồ tại La Phù; 10.000 con gà đột ngột chết ngạt; Sập giàn giáo, 2 người tử vong; Nước hồ thủy điện Hòa Bình thấp kỷ lục

Vòi bạch tuộc vẫn luồn lách; Làn sóng đóng cửa, trả mặt bằng ở TP.HCM; Vốn ngoại đạt kỷ lục; Giá chung cư ngang ngửa giá liền kề, biệt thự

Doanh nghiệp ‘chết không chôn được’; Tin mới vụ ‘tố’ thịt heo bệnh; Vải thiều Trung Quốc ‘đổ bộ’ chợ; Vì sao bất động sản tăng giá cao?

Cựu Bí thư Vĩnh Phúc đã nộp lại bao nhiêu tiền; Số phận 2 chiếc túi của Trương Mỹ Lan; Trịnh Văn Quyết nguy cơ tử vong; Chốt giảm 2% thuế VAT

Những đại gia mong sửa sai; Phúc thẩm vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2; Đi vệ sinh, giữ xe cũng phải xuất hóa đơn; Danh sách 34 tỉnh, thành

Sao nam mắc HIV bị chỉ trích; Ồn ào thí sinh bỏ thi Hoa hậu Hoàn vũ; Vụ sân pickleball bị sập; Đằng sau những chuyến bay chậm ngày giông bão

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang