Băng nhóm trộm xe lộng hành; Bắt 2 tướng cướp; 'Siêu trộm' 14 tuổi; Giả công an lừa tiền; Vì sao bị lừa đảo mạng dồn dập?

Băng nhóm trộm xe lộng hành tại các khu trọ ở TPHCM

(Ảnh minh họa).

Chỉ hơn 20 ngày, 3 khu trọ tại TP Thủ Đức có 6 xe máy của người dân bị kẻ gian bẻ khóa lấy trộm. Nhóm này đi đông người, trong đó có kẻ ngụy trang bằng cách mặc áo xe ôm công nghệ.

Ngày 17/9, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Thủ Đức (TPHCM) đã tiếp nhận hồ sơ về 3 vụ trộm xe máy vừa xảy ra trên địa bàn phường Linh Đông, phường Tăng Nhơn Phú A.

Chỉ hơn 20 ngày, tại địa bàn có 6 xe máy bị nhóm trộm liều lĩnh đột nhập nhà dân lấy đi, nhân lúc người dân nghỉ trưa, mất cảnh giác. Toàn bộ vụ việc được camera an ninh ghi lại.

Khoảng 12h35 ngày 27/8, một nhóm gồm 4 thanh niên đi trên 2 xe máy đến trước dãy trọ trên đường số 36, phường Linh Đông, TP Thủ Đức. Sau khi quan sát, hai thanh niên trong nhóm này vào bên trong tiếp cận xe máy của người dân trong khu trọ, hai người còn lại ở bên ngoài làm nhiệm vụ cảnh giới.

Chưa đầy 3 phút, hai nam thanh niên đã bẻ khóa thành công 2 xe máy, đẩy ra ngoài rồi cùng đồng bọn tẩu thoát.

Cách dãy trọ nói trên chưa đầy 100m, khoảng 13h50 ngày 12/9, nhóm 5 thanh niên đi xe máy đến dãy trọ khác nằm trong hẻm số 74 ngang nhiên vào bên trong bẻ khóa trộm xe như chốn không người.

Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy, 3 người trong nhóm này vào bên trong bẻ khóa, 2 người bên ngoài cảnh giới. Một lúc sau nhóm này bẻ khóa thành công 3 xe máy đưa ra ngoài rồi lên xe bỏ chạy.

Đáng nói, trong khi nhóm này hành động, nhiều người ra vào khu trọ tuy nhiên không phát hiện kẻ gian đang thực hiện hành vi trộm cắp.

Tiếp đó, khoảng 14h ngày 16/9, một vụ mất xe khác xảy ra tại khu trọ trong hẻm 20, đường 160 Tăng Nhơn Phú A. Người bị mất xe là anh P.K.H. (21 tuổi), sinh viên một trường đại học ở TPHCM.

Anh H. cho biết, trong lúc đang vào nhà ăn anh đậu xe trước phòng trọ, có khóa cổ xe. Sau khi ăn xong đi ra thì phát hiện xe đã không còn ở vị trí ban đầu.

"Xin trích xuất camera của các nhà xung quanh thì thấy được hai thanh niên (một người mặc áo xe ôm công nghệ) là thủ phạm, bẻ khóa và trộm xe đi mất", anh H. cung cấp thông tin.

Công an TP Thủ Đức đang điều tra, truy xét những đối tượng vào các dãy trọ trộm xe nói trên.

Đồng Nai: Bắt 2 đối tượng cướp giật tài sản sau 7 giờ gây án

Sau 7 giờ truy bắt, 2 đối tượng bị Công an huyện Nhơn Trạch bắt giữ. Tang vật thu giữ 2 chiếc xe máy, là phương tiện đối tượng dùng để thực hiện cướp giật.

Ngày 16/9, tin từ cơ quan Công an huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 2 đối tượng, gồm: Nguyễn Văn Sang, 28 tuổi, quê huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng và Võ Trường Đạt, 28 tuổi, ngụ Tp.Thủ Đức, Tp.HCM về hành vi cướp giật tài sản.

Theo thông tin ban đầu, sáng 15/9, bà Nguyễn Thị Châu, ngụ xã Phước An, huyện Nhơn Trạch đi bộ trên đường tại ấp Bàu Bông (xã Phước An), bị 2 đối tượng lạ mặt chở nhau trên xe gắn máy từ phía sau giật sợi giây chuyền (2 chỉ vàng 18k, trị giá hơn 8 triệu đồng) rồi bỏ chạy.

Ngay sau đó, bà Châu đến Công an xã Phước An trình báo sự việc. Nhận được tin báo, Công an huyện Nhơn Trạch đã tổ chức lực lượng truy bắt 2 đối tượng.

Sau 7 giờ truy bắt, Sang và Đạt đã bị công an bắt giữ khi đang ở khu vực xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch). Tang vật thu giữ 2 chiếc xe máy là phương tiện đối tượng dùng để thực hiện hành vi phạm tội và 1 sợi dây chuyền vàng của bà Châu.

"Siêu trộm" 14 tuổi trộm ô tô, chạy gần 30 km trên Quốc lộ 1 trước khi bị bắt

(Ảnh minh họa).

"Siêu trộm" 14 tuổi gây ra nhiều vụ trộm ô tô rồi tự lái đi, nay tiếp tục trộm ô tô tập lái chạy quãng đường 30 km trên Quốc lộ 1, trước khi bị bắt giữ.

Ngày 17-9, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận làm việc với siêu trộm T.K.T (SN 2009, ngụ xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) để đấu tranh về hành vi trộm cắp tài sản.

Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 16-9, ô tô BKS 86C-179.45 có dán chữ tập lái của anh L.X.T.T đang đậu cạnh nhà tại TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) do quên khóa cửa nên bất ngờ bị trộm nổ máy, chạy đi.

Phát hiện vụ việc, anh T. đã cùng người nhà đuổi theo và gọi cho người quen ở cách hiện trường khoảng 30km chốt chặn.

Tên trộm điều khiển xe từ trung tâm TP Phan Thiết ra Quốc lộ 1 rồi chạy với tốc độ cao về hướng huyện Hàm thuận Nam.

Sau khoảng 30km truy đuổi, đến khu phố Lập Hoà, thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam thì tên trộm ô tô tập lái bị chặn bắt. Rất may trên đường di chuyển, tên trộm không gây tai nạn cho người đi đường.

Qua xác minh, đối tượng trộm ô tô là T.K.T (SN 2009, ngụ xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận). Đây là một đối tượng chỉ mới 14 tuổi nhưng đã nhiều lần trộm ô tô.

Trước đó, vào tháng 2-2023, T.K.T cũng trộm xe tải loại 3,5 tấn tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa rồi chạy vào tỉnh Đồng Nai thì bị bắt.

Một tháng sau, T.K.T tiếp tục trộm xe tải loại 1,2 tấn ở xã Phong Nẫm, TP Phan Thiết.

Rạng sáng 1-5-2023, T.K.T đã trộm một chiếc ô tô khách 30 chỗ ngồi tại một gara trên địa bàn xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc chạy và gây tai nạn.

Được biết, đối tượng T.K.T đang bị Công an huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng vẫn tiếp tục đi trộm ô tô.

Bắt thanh niên giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt 16 tỷ đồng

Do mắc nợ và cần tiền chi tiêu cho bản thân, Quảng đã mạo danh là cán bộ của Bộ Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Chiều 16/9, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh đã khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam để điều tra đối với Nguyễn Văn Quảng (SN 1996, đăng ký thường trú tại Thôn Trung, xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công an xác định, nghi phạm Nguyễn Văn Quảng có liên quan đến vụ án Hoàng Thuý Lường (SN 1981) bị khởi tố và tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 18,65 tỷ.

Quá trình mở rộng điều tra vụ án, cơ quan công an phát hiện Lường có quan hệ tình cảm với Nguyễn Văn Quảng. Do mắc nợ và cần tiền chi tiêu cho bản thân, Quảng đã mạo danh là cán bộ của Bộ Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các bị hại.

Đối tượng lợi dụng quan hệ quen biết với Hoàng Thuý Lường và một số bị hại khác, dụ dỗ Lường đưa tiền cho Quảng với lý do là cần tiền lo công việc.

Quảng còn mạo nhận quen biết rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Bộ Công an, cho bị hại xem số điện thoại và các tin nhắn để lấy lòng tin. Thực chất các số điện thoại và tin nhắn là do Quảng tự tạo.

Bước đầu, cơ quan công an xác định đối tượng Nguyễn Văn Quảng đã lừa đảo chiếm đoạt được số tiền khoảng 16 tỷ đồng.

Vì sao người dân bị lừa đảo mạng dồn dập?

(Ảnh minh họa).

Chưa bao giờ tội phạm mạng - với đích nhắm là tài khoản ngân hàng của người dùng - lại bùng phát như hiện nay. Người dùng bị thao túng tâm lý, mất cảnh giác. Hàng loạt trường hợp đã sập bẫy.

Trước thực tế này, các ngân hàng đã áp dụng hàng loạt biện pháp để tăng tự vệ cũng như ứng dụng những công nghệ mới nhằm tăng cường bảo mật cho người dùng.

Bị thao túng tâm lý, mất cảnh giác

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bà T.T.C. (Bắc Ninh) cho biết sức khỏe suy giảm trầm trọng sau khi bị mất hơn 26,5 tỉ đồng chỉ sau ba ngày mở tài khoản ở hai ngân hàng. Vụ việc xảy ra từ tháng 4-2022, đến nay đã hơn một năm nhưng bà vẫn chưa hết sốc. Bà cầu cứu, trình báo các cơ quan chức năng, thậm chí khởi kiện ra tòa nhưng vẫn chưa lấy lại được tiền.

Bà kể tháng 4 năm ngoái nhận được điện thoại của một người tự xưng là cơ quan thanh tra giao thông tại Đà Nẵng cáo buộc bà đã gây tai nạn chết người ở Đà Nẵng và phải đến trình báo.

Khi bà phủ nhận hoàn toàn thông tin này, người gọi điện kết nối bà với một người tên Hải tự xưng là cảnh sát điều tra. Ông Hải cho hay bà C. có lệnh bắt của viện kiểm sát liên quan đến một đường dây ma túy. Hiện đã bắt được hai người và chúng khai có 20 tỉ đồng trong tài khoản mang tên bà T.T.C.

"Tôi nói không gây tai nạn cho ai, không liên quan gì đến buôn bán ma túy nhưng họ đọc đúng số chứng minh thư đã bị mất của tôi. Do lo sợ bị bọn tội phạm gây nguy hiểm cho người thân nên tôi đã làm theo hướng dẫn là đi mua điện thoại và chuyển sim sang điện thoại mới này để họ gửi thông tin, hình ảnh qua Viber.

Người này còn nói tôi phải mở ngay tài khoản ở hai ngân hàng mà họ chỉ định rồi gửi vào mỗi tài khoản 20 tỉ để chứng minh đây là tiền của tôi chứ không có liên quan gì đến đường dây ma túy cả", bà T.T.C. kể.

Kết thúc cuộc điện thoại với người tên Hải, bà T.T.C. đã vội vàng đến hai ngân hàng khác nhau để mở tài khoản bằng hộ chiếu. Người tên Hải liên tục hối thúc gửi tiền, và lo sợ bị làm hại, bà C. đã vay mượn gửi vào hai số tài khoản mới hơn 26,5 tỉ đồng.

Sang thứ hai ngày 25-4-2022, bà C. đến ngân hàng để sao kê thì nhận được thông báo tài khoản không còn tiền. Tổng số tiền trong hai tài khoản là hơn 26,5 tỉ đồng đã không còn nhưng bà không hề nhận được bất kỳ thông báo qua tin nhắn của ngân hàng.

Bà đã ra trình báo công an và nộp đơn khởi kiện lên TAND TP Từ Sơn (Bắc Ninh) đề nghị xem xét lại quy trình mở tài khoản, bảo mật tài khoản của bà.

Tội phạm nhắm đến tài khoản ngân hàng

Ông Nguyễn Trần Nam, giám đốc khối ngân hàng số Ngân hàng Á Châu (ACB), cho hay tội phạm công nghệ cao trong những năm gần đây đã chuyển hướng từ việc thâm nhập trái phép hệ thống (hay còn gọi là hack) sang việc viết các phần mềm, mã độc khai thác điểm yếu con người, sử dụng kèm theo các chiêu thức lừa đảo để chiếm đoạt tiền nhanh hơn, dễ hơn và ít để lại dấu vết hơn.

Báo cáo mới nhất của Anti Phishing Work Group cho thấy số lượng các trường hợp lừa đảo trực tuyến đã tăng vọt gấp tám lần chỉ tính riêng trong hai năm 2020 - 2022. "Từ quý 2-2023 tới nay đang có thủ đoạn giả mạo ứng dụng thuế, bảo hiểm xã hội có chứa mã độc để theo dõi và đánh cắp thông tin giao dịch.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều chiêu trò, thủ đoạn khác với cùng mục đích là dẫn dụ người dân tự tiết lộ thông tin mật hoặc tự thực hiện giao dịch chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo và bị chiếm đoạt tiền", ông Nam nói.

Cũng theo ông Nam, thời gian qua ACB đã liên tục cảnh báo khách hàng qua nhiều kênh như website, fanpage, Zalo, ứng dụng ACB ONE và gửi email trực tiếp đến toàn bộ khách hàng. Ngoài truyền thông thủ đoạn lừa đảo, ACB còn hướng dẫn những nguyên tắc khách hàng không nên thực hiện để đảm bảo an toàn khi giao dịch kênh ngân hàng số.

Trong đó, ứng dụng ACB ONE có chức năng phát hiện giúp khách hàng những ứng dụng khả nghi. Hệ thống ACB tạm khóa việc thực hiện giao dịch của khách hàng trên ứng dụng ACB ONE nếu phát hiện các ứng dụng khả nghi. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là khách hàng cần nâng cao cảnh giác và bảo vệ điện thoại cá nhân.

Đại diện HDBank cũng cho biết thời gian qua đã ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng giúp thúc đẩy các kênh thanh toán không dùng tiền mặt và chuẩn hóa dữ liệu thông tin chủ tài khoản, xử lý triệt để tình trạng cho thuê, mượn hoặc đánh cắp thông tin căn cước công dân gắn chip để mở tài khoản rác, tài khoản ảo. Đó là một bước quan trọng trong việc chống tội phạm công nghệ.

HDBank ứng dụng các giải pháp định danh trực tuyến (eKYC) như công nghệ OCR tự động trích xuất thông tin của khách hàng trên giấy tờ tùy thân, công nghệ Facematch giúp xác minh thông tin khách hàng một cách chính xác, giúp xác minh hình ảnh chân dung khách hàng với hình ảnh trên giấy tờ tùy thân là của một khách hàng.

Vì sao người Việt bị lừa đảo dồn dập?

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực, phong trào chuyển đổi số rầm rộ đưa nhiều hoạt động thường nhật "lên mây", mua sắm trực tuyến bùng nổ, cùng với sự phổ biến của thanh toán không tiền mặt... trong khi ý thức và kiến thức bảo mật của phần đông người dùng còn hạn chế, là nguyên nhân khiến tội phạm lừa đảo liên tục nhắm đến người dùng Việt Nam.

"Thiết bị di động là "kho tàng" nơi chứa các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội mà chúng ta sử dụng. Trong khi đó, tội phạm mạng cũng đang ẩn nấp trên các nền tảng này, chờ đợi con mồi rơi vào bẫy", ông Adrian Hia, giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhận định.

Riêng về Việt Nam, ông Hia cho rằng: "Trong những năm qua, chính quyền và các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam đã có những nỗ lực và tiến bộ đáng kể trong việc tạo ra một môi trường kỹ thuật số an toàn. Tuy nhiên, các mối đe dọa đối với an toàn thông tin và an ninh mạng vẫn tồn tại, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như người dùng cá nhân phải thường xuyên cảnh giác.

Số liệu thống kê mới nhất của chúng tôi tại các quốc gia cho thấy tội phạm mạng vẫn đang tiếp tục sáng tạo những chiêu thức lừa đảo mới, nhắm đến người dùng cá nhân cũng như doanh nghiệp. Chính vì thế, chúng ta cần tiếp tục cố gắng bảo vệ tài sản và dữ liệu trực tuyến của mình".

Nguồn: Dân Trí; Người Đưa Tin; Kenh14; Vietnamnet; Tuổi Trẻ

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Checklist các loại bảo hiểm có tác dụng GIảm Thuế

Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?

các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:

1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung

2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.

3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.

4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.

5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động

6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn

7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.

8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung

9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.

10. Rechtschutzversicherung

Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:

- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)

- 2800e đối với người Selbständiger

Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.

Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.

Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de

Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.

Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không

Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế

Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?

Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.

Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...

Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?

Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)

Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)

Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.

Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.

Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice

Huong Luu

Lên đầu trang