- Thời sự
- Việt Nam
Vận chuyển, bảo quản vẫn là bài toán khó khi bán hàng nông sản online, đặc biệt là nông sản tươi
Mới đây, dịp khuyến mãi giữa tháng của TikTok Shop vào ngày 15-5, TikToker Thiện Nhân - nhà sáng tạo nội dung quê Đồng Tháp có lượng người dùng theo dõi đông đảo - đã có một phiên livestream lớn (Mega Live) hết sức thành công khi chốt đơn hàng loạt mặt hàng, trong đó "hot" nhất là mặt hàng sầu riêng khi người dùng hỏi mua liên tục vì lượng bán giới hạn - chỉ 1,2 tấn.
Chốt đơn ầm ầm nhưng...
Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, TikToker Thiện Nhân đã phải đăng clip xin lỗi và hoàn tiền cho hàng loạt khách hàng vì sầu riêng bị hỏng. Do vậy, với lượng sầu riêng còn lại tại vườn, Thiện Nhân cho biết sẽ bán sỉ tại vườn chứ không bán lẻ online nữa vì gặp khó trong khâu bảo quản sầu riêng chín cây đến tay khách hàng.
Trước đó, trong một hội nghị tại TP HCM, ông Nguyễn Khánh Toàn, phụ trách quan hệ Chính phủ của TikTok Việt Nam, cũng kể về trường hợp livestream bán sầu riêng tươi với sự tham gia của 15 nhà sáng tạo nội dung (KOL, KOC) trong 20 phút mang về doanh số 1,2 tỉ đồng nhưng sau đó shop bị khóa.
Lý do là vì đơn hàng quá nhiều, đơn vị bán hàng đã không giao hàng cho khách đúng như mô tả nên đã nhận nhiều phản hồi tiêu cực. "Vì đây là bán lẻ nên người bán cần chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng, đóng hàng đúng tiêu chuẩn và giao hàng kịp thời cho tất cả khách trong thời gian quy định chứ không đơn giản như bán sỉ" - ông Toàn lưu ý.
Cũng theo ông Toàn, bán nông sản, đặc biệt nông sản tươi, là khó nhất khi kinh doanh online vì biên độ lợi nhuận mỏng, nhiều yêu cầu phức tạp trong giao nhận.
Ngoài ra, theo phản ánh của một số nhà bán là chủ doanh nghiệp nông nghiệp, HTX, việc tuân thủ chính sách của các nền tảng tương đối khó khăn. "Xây kênh bán hàng đã khó, nguy cơ bị "đánh" vi phạm, bị khóa kênh còn khó hơn" - nhiều người phản ánh.
Giải bài toán khó
Anh Khúc Thành Tú (quê Mộc Châu, tỉnh Sơn La) - một "hot" TikToker được biết với tên Tú Nông Sản - thừa nhận kinh doanh nông sản online tuy khó nhưng tiềm năng rất lớn bởi nhu cầu thị trường cao.
Một số HTX nông sản đã thuê nhân sự chuyên về bán lẻ online và đem lại hiệu quả tốt về doanh số lẫn hiệu quả quảng bá. "Nếu dễ, ai làm cũng được thì cạnh tranh sẽ rất khắc nghiệt" - anh Tú thẳng thắn.
Hiện tại, Tú đang bán các loại rau quả tươi có thời gian bảo quản tự nhiên dài như ớt Palermo (ớt ngọt khổng lồ), bưởi, măng khô và một số thực phẩm chế biến khác.
Từ kinh nghiệm bản thân, Tú cho biết để bán hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử, livestream đạt hiệu quả cần có sự kết hợp giữa người bán hàng chuyên nghiệp và nhà vườn. "Nhà vườn bán hàng trực tiếp thì quá tốt nhưng họ không quen bán lẻ và hàng hóa không đều vì phụ thuộc mùa vụ" - anh Tú phân tích.
Theo ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc HTX Hoa mai vàng Bình Lợi (huyện Bình Chánh, TP HCM), thời gian qua, một số xã viên đã lập kênh và livestream quảng bá, bán hàng qua mạng xã hội để thúc đẩy tiêu thụ. "Dù vậy, hoạt động này chủ yếu vẫn là tự phát, một số xã viên giỏi về công nghệ, hoạt ngôn, biết chạy quảng cáo mới bán được hàng. Nông dân rất cần được hỗ trợ để đưa hoạt động này trở nên chuyên nghiệp, tiếp cận được nhiều khách hàng mới" - ông Thiện kiến nghị.
Không chỉ chốt đơn là xong
Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, Giám đốc HTX Thủy sản Tương Lai (huyện Cần Giờ, TP HCM), cho biết thời gian qua HTX đã nghiên cứu, phát triển được nhiều sản phẩm rất tốt và phù hợp cho kênh bán online. "Đây là lĩnh vực rất tiềm năng nhưng phải đầu tư mới thu được hiệu quả.
Trước đây, chúng tôi cũng đưa sản phẩm lên các chợ mạng nhưng do không đầu tư nhiều nên không đạt mục tiêu doanh số. Đợt này, HTX quyết định thuê nhân sự chuyên về mảng này để đẩy mạnh quảng bá và bán hàng nhằm tăng doanh số" - bà Lan nói.
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, thông tin hiện nông sản TP HCM tiêu thụ qua sàn chỉ chiếm khoảng 1% tổng sản lượng, nhiều đơn vị sản xuất nông sản còn rất bỡ ngỡ với các hình thức tiêu thụ online.
"Nông sản tiêu thụ qua sàn giúp nông sản địa phương vươn ra toàn quốc, thậm chí toàn cầu. Chúng tôi sẽ phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu để nông dân, HTX, doanh nghiệp và đặc biệt là các chủ thể OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm), biết cách đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử, cách thức làm video, livestream... " - ông Phú nói.
Theo một chuyên gia về thương mại điện tử, trước khi quyết định đầu tư bán hàng trên một sàn nào đó, người bán cần nghiên cứu xem sàn đó phù hợp với sản phẩm định bán hay không.
Ngoài ra, việc bán hàng qua livestream chỉ là hỗ trợ tiêu thụ, không phải là kênh bán hàng chủ đạo. Khi tham gia livestream cần chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, cách đóng hàng, giao hàng để bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng cao nhất khi đến tay người dùng chứ không chỉ chốt đơn là xong.
Biến động tỷ giá đang tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Một số công ty lỗ hàng ngàn tỉ đồng khi tỷ giá tăng trong những tháng đầu năm. Một số chuyên gia đưa ra giải pháp ứng phó với áp lực tỷ giá tăng trong thời gian tới.
Lỗ ngàn tỉ vì tỷ giá tăng cao
Tại hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?" do Báo Thanh Niên tổ chức, ông Đặng Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines (VNA) cho biết giá vé máy bay tăng từ 15 - 20%, một trong những nguyên nhân đến từ biến động tỷ giá. Cụ thể, tỷ giá biến động tăng thêm 4.700 tỉ đồng trong tổng mức tăng khoảng 11.000 tỉ đồng của VNA. Còn Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ghi nhận lỗ từ chênh lệch tỷ giá 70,1 tỉ đồng trong quý 1/2024, trong đó lỗ chênh lệch đã thực hiện hơn 16,1 tỉ đồng. Mức lỗ quý 1/2024 tăng 66,87 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời chiếm gần một nửa so với chi phí tài chính, ở mức 154,48 tỉ đồng, tăng hơn 10% so với quý 1/2023.
Tương tự, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) có lợi nhuận sau thuế quý 1 hợp nhất giảm 22,33% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm hơn 20,6 tỉ đồng, còn 71,89 tỉ đồng. Ngoài các nguyên nhân như chi phí tăng, theo Vinatex còn đến từ tỷ giá tăng cao (từ 24.420 đồng tại thời điểm đầu năm lên 24.970 đồng vào ngày 31.3). Các đơn vị thành viên của tập đoàn chủ yếu vay USD để hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ giá tăng cao khiến doanh nghiệp phát sinh lỗ tỷ giá lớn do phải đánh giá lại số dư gốc vay ngoại tệ. Cùng kỳ năm 2023, tỷ giá giảm, các doanh nghiệp ghi nhận lãi tỷ giá khi đánh giá lại các khoản mục vay ngoại tệ. Tương tự, Công ty CP Sợi Thế Kỷ có doanh thu thuần quý 1 giảm 22,1 tỉ đồng (tương ứng 7,7%) so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 265,75 tỉ đồng; lợi nhuận gộp tăng 14,4 tỉ đồng (tương ứng 80,6%), lên 32,3 tỉ đồng. Thế nhưng, lợi nhuận trước thuế giảm 1,67 tỉ đồng (tương ứng 59,3%) và lợi nhuận sau thuế giảm 917 triệu đồng (tương ứng 56,3%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chênh lệch tỷ giá ghi vào chi phí tài chính kỳ này tăng nhiều so với cùng kỳ làm cho lợi nhuận trước và sau thuế giảm.
Một số công ty khác ghi nhận mức lỗ từ tỷ giá lớn như Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) ghi nhận lỗ tỷ giá trong quý 1/2024 gần 52,84 tỉ đồng, tăng 23,52 tỉ đồng so với cùng kỳ (tương ứng 83%). Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời đang chịu lỗ quý 1/2024 lên tới gần 96,3 tỉ đồng. Một trong những nguyên nhân gây lỗ là do chi phí lãi vay và khoản lỗ tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn mức tăng của các khoản doanh thu khác. Trong đó, lỗ do chênh lệch tỷ giá là 52,39 tỉ đồng, tăng 18,39 tỉ đồng. Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận lỗ tỷ giá đã thực hiện 231 tỉ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phát sinh thêm 184 tỉ đồng…
Từ đầu năm đến nay, giá USD trong ngân hàng đã tăng 4 - 5%. Các ngân hàng thương mại gần đây duy trì giá USD ở mức cao và ở mức kịch trần cho phép dù Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp đồng thời tăng lãi suất tín phiếu nhằm giảm áp lực tỷ giá.
Ứng phó với tỷ giá
Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu, nếu tiền VND tiếp tục giảm giá so với đồng USD thì không hẳn có lợi cho xuất khẩu, mà còn có nguy cơ tạo ra nhập khẩu lạm phát. Bởi phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị nhập khẩu lớn. Đó là chưa kể nhiều mặt hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Những yếu tố này về lâu dài có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ông Hiếu khuyến cáo, để ứng phó với tỷ giá trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chú ý đến tỷ giá hối đoái để kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu và lựa chọn đồng tiền thanh toán có lợi cho doanh nghiệp mình, giảm dần việc chỉ sử dụng đồng USD. Về lâu dài, để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những ngân hàng có khả năng tài trợ thương mại tốt, sử dụng những công cụ tài chính phái sinh như mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, các hợp đồng hoán đổi (SWAP). Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, tạo sự khác biệt cho sản phẩm luôn là điều cần hướng tới. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc tối đa hóa nguồn lực nội địa, tìm kiếm các đối tác thay thế, đặc biệt từ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu cũng sẽ giúp giảm bớt chi phí.
Ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng: Sức ép tỷ giá trong thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục khi lãi suất USD trên thị trường Mỹ ở mức cao. USD là đồng tiền quan trọng trong hoạt động thương mại, đầu tư cũng là đối tác hàng đầu của Việt Nam. Để giảm bớt áp lực lên tỷ giá trong thời gian tới, cần những yếu tố quan trọng đó là tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Tăng trưởng kinh tế tốt sẽ tạo được lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, từ đó dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam. Lạm phát được kiểm soát cũng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
"Việt Nam có thể làm tốt hơn giải ngân đầu tư công, trong đó có nhiều dự án quốc tế tài trợ nên nếu đẩy nhanh dự án thì dòng vốn hỗ trợ từ nước ngoài cũng tăng, góp phần ổn định tỷ giá. Nguồn cung ngoại tệ cũng còn đến từ khách du lịch tăng trưởng, kiều hối lên mức cao… Ngoài ra, cơ quan quản lý sử dụng chính sách tiền tệ, chính sách tài chính hài hòa để đưa lãi suất VND về mức hợp lý", ông Quang đề xuất.
Nhà đất thổ cư trong ngõ là phân khúc có giao dịch sôi động thời gian qua tại Hà Nội sau phân khúc chung cư.
Từ đầu năm tới nay, chứng kiến giá chung cư liên tục sốt nóng, giá tăng phi mã, nhiều người mua nhà đã chuyển hướng sang tìm hiểu nhà đất thổ cư trong ngõ tại Hà Nội.
Chính vì vậy, những căn nhà trong ngõ được săn đón và có giao dịch nhanh chóng. Anh Mạnh (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa bán xong căn nhà 5 tầng, 4,6 tỷ đồng chỉ trong vòng 3 tuần rao bán. "Sau khi bán xong, nhiều người trong khu ngõ mới biết nhà tôi bán nhà thì rất tiếc vì không biết trước đó để chuyển đổi (bán nhà cũ mua sang nhà của tôi)", anh Mạnh cho biết.
Trước khi bán nhà, anh Mạnh có đi khảo sát giá xung quanh khu vực thấy, với những nhà trong ngõ 2 xe máy tránh nhau đang có giá dao động 120-130 triệu đồng/m2, mức giá này đã tăng 5-10% so với thời điểm đầu năm. Còn với những nhà ngoài mặt ngõ, ô tô đi qua đang có giá 150-170 triệu đồng/m2.
Anh Lâm - môi giới ở khu vực Thanh Xuân cho biết: "Nhà đất thổ cư có tầm giá 3-5 tỷ đồng đang được nhiều người tìm mua vì phù hợp với nguồn thu nhập, tài chính. Nhất là từ đầu năm nay, chứng kiến sự tăng giá phi mã của chung cư, 3-4 tỷ mới mua được một căn 2 ngủ, diện tích tầm 70m2, nhiều người đã quyết định chuyển sang mua nhà đất thổ cư".
Môi giới này cho hay, nhiều vị khách chia sẻ với anh rằng, dù nhà đất không có nhiều tiện ích như ở chung cư nhưng với những gia đình đông người thì lại khá phù hợp vì có nhiều phòng. Nhiều người còn tìm nhà đất vừa để ở vừa làm nơi để kinh doanh, buôn bán online.
Về giá cả, môi giới này cho biết, theo đà tăng giá của chung cư, giá nhà đất Hà Nội cũng tăng, tuy nhiên mức tăng nhẹ chỉ từ 5-10%.
Báo cáo quý I/2024 của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng OneHousing cho thấy, thị trường bất động sản sôi động trở lại tại Hà Nội với hơn 22.000 giao dịch.
Với thị trường thổ cư, tổng lượng giao dịch nhà trong ngõ quý 1/2024 đạt gần 9.000 căn, tương đương 92% số lượng giao dịch của thị trường thổ cư. Còn lại 8% là giao dịch nhà mặt phố.
Đáng chú ý, hơn 60% giao dịch bất động sản Hà Nội có giá trị dưới 5 tỷ đồng. Đây là phân khúc giá dành cho các khách hàng có nhu cầu ở thực
Với việc giá bất động sản nội thành neo ở mức cao, các giao dịch bất động sản dưới 5 tỷ thường tập trung ở các quận ngoài trung tâm. Chung cư dưới 5 tỷ đồng thường tập trung tại các đại đô thị tại Gia Lâm, Nam Từ Liêm trong khi nhà đất thổ cư dưới 5 tỷ tập trung tại Hà Đông, Long Biên và Hoàng Mai.
Lý giải nguyên nhân nhà đất dưới 5 tỷ đồng hút khách, OneHousing nhận định, đây là phân khúc giá dành cho các khách hàng có nhu cầu ở thực. Thực tế, giá bất động sản tại các quận trung tâm Hà Nội thời gian qua liên tục neo cao, các giao dịch bất động sản dưới 5 tỷ đồng thường tập trung ở các quận ngoài trung tâm Thủ đô.
Theo khảo sát từ Trung tâm nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, hơn 50% người được hỏi đang cân nhắc và tích cực chuẩn bị mua nhà trong 1 năm tới. Phần lớn nhóm khách hàng này có thu nhập trung lưu và có nguồn tài chính sẵn để giao dịch.
Ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển Kinh doanh OneHousing - nhận định, thời điểm hiện tại có rất nhiều người sử dụng vốn, tài sản tích lũy để sở hữu nhà đất, bất động sản.
Nguyên nhân là do lãi suất tiết kiệm liên tục giảm, lạm phát hiện nay đã rơi vào tiệm cận 4%, vàng tăng giá mạnh, chứng khoán lại chứa đựng nhiều rủi ro.
Chuyên gia của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho biết, phần lớn các nhà ở kết hợp kinh doanh đều tập kết hàng hóa tại tầng 1 và lối đi lại nên lúc xảy ra cháy nạn nhân khó thoát ra bên ngoài.
Rạng sáng ngày 24/5, vụ cháy xảy ra tại nhà số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 phố Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã cướp đi sinh mạng của 14 người.
Theo báo cáo, căn nhà được xây dựng trên khu đất rộng hơn 200m2, nằm sâu trong ngõ cách mặt phố khoảng 200m. Trên khu đất được xây nhà 2 tầng, một tum và 3 tầng để gia chủ ở kết hợp cho thuê trọ. Tại phần sân rộng khoảng 55m2 và tầng 1 được dùng để sửa chữa xe điện.
Người dân thuê trọ tại đây cho biết, nhiều thời điểm, ở sân và tầng 1 có nhiều xe cộ, bình ắc quy và các dụng cụ để sửa xe để kín lối đi.
Ông Bùi Xuân Thái, chuyên gia của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam cho biết, hình ảnh hiện trường vụ cháy cho thấy, xe của người thuê trọ và của cửa hàng sửa xe đã để kín sân, chặn hết lối thoát nạn bên dưới cũng là duy nhất của ngôi nhà trọ.
"Thông tin ban đầu, đám cháy xuất phát từ chính nơi để xe này với ngọn lửa rất lớn, khói đen dày đặc khiến cho người trong nhà không thể thoát ra ngoài qua cửa chính ở tầng 1. Mặt khác, đám cháy cũng chặn luôn lối vào cứu nạn của lực lượng Cảnh sát PCCC, gây khó khăn rất lớn cho công tác chữa cháy và CNCH. Bởi họ phải thực hiện việc chữa cháy trước, dập tắt đám cháy rồi mới tiếp cận vào bên trong để cứu người bên trong", ông Bùi Xuân Thái đánh giá.
Cũng theo vị chuyên gia của Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam, không chỉ tại căn nhà trọ xảy ra hỏa hoạn mà phần lớn các nhà ở kết hợp kinh doanh hiện nay đều có đặc điểm này.
"Đặc trưng nhà ở kết hợp kinh doanh tại nhiều khu đô thị lớn ở nước ta là được xây dựng dạng nhà ống, có 1 lối thoát nạn qua cầu thang bộ thông giữa các tầng và thoát ra ngoài qua cửa chính tại tầng 1. Tuy nhiên nhiều chủ nhà lại sắp xếp hàng hóa kín lối đi hoặc tầng 1", đại diện Hiệp hội PCCC&CNCH phân tích.
Ông Bùi Xuân Thái cũng cho rằng, vì các đặc điểm trên mà loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ cao về cháy, nổ. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì thương vong rất lớn.
Lối thoát nạn thứ hai, mở đường sinh tử
Theo ông Thái, để đảm bảo các điều kiện về PCCC và thoát nạn tại loại hình nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, Hiệp hội PCCC&CNCH Việt Nam khuyến cáo, người dân cần lưu ý các vấn đề khi xây dựng và bố trí đồ đạc sinh hoạt.
"Cần đảm bảo bố trí đủ 2 lối thoát nạn gồm: cửa ra vào chính và lối thoát nạn khẩn cấp bên trên, như lối ra ban công, lối lên trên sân thượng hoặc lối lên mái...", ông nhấn mạnh.
Đồng thời, hệ thống điện trong nhà cần giám sát để thi công đúng thiết kế, sử dụng vật tư như: dây dẫn điện, công tắc điện, ổ cắm điện, phích cắm điện... và thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện.
Vị đại diện Hiệp hội PCCC&CNCH cho rằng, cần trang bị bình chữa cháy xách tay trong nhà, đặt nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy và hướng dẫn cho tất cả thành viên sử dụng thành thạo. Nếu có điều kiện thì trang bị hệ thống báo cháy sớm, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng khói trong nhà.
"Tuyệt đối không cất trữ hóa chất dễ cháy nổ trong nhà, không để các hàng hóa, vật dụng, đồ dùng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt. Bố trí đồ đạc, vật dụng trong nhà một cách khoa học để không làm cản trở các lối thoát nạn trong nhà", ông Thái khuyến cáo.
Nguồn: Người Lao Động; Thanh Niên; CafeF; Vietnamnet
Thanh Lam gây tranh cãi; Khi tai tiếng đè bẹp nổi tiếng; Phát hiện thêm 250 bộ tiểu sành ở Tây Sơn; Gia đình 3 người tử vong dưới mương
2 nhóm thanh niên chém nhau trên đường; Chơi hụi online, bị lừa tiền tỷ; ‘Tiện tay’ trộm vàng nhà bạn; Đường dây rửa tiền xuyên Việt
Nở rộ lừa đảo vé máy bay; Cuộc đua robot của các ‘ông lớn’; Phố café đường tàu lại đông đúc; ‘Khóc ròng’ vì ôm đất nền suốt 4 năm
Nhập lậu hàng nghìn tấn khí cười; Trộm tiền đám cưới, bị lột đồ kiểm tra; Trộm xe mang sang Campuchia bán; Lừa đảo bệnh nhân suy thận
Lai lịch 150 bộ hài cốt được phát hiện; Tông chết người rồi về nhà nhậu; Xe chở rác rơi xuống sông; Bé gái bị chó becgie cắn tử vong
Vừa massage vừa kích dục cho khách; Đưa bạn gái nhí vào nhà nghỉ; Nghịch tử đánh bố đẻ tử vong; 2 vợ chồng tử vong bất thường
Y án tử hình Trương Mỹ Lan; Bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn; Chuyện lót tay ở dự án Đại Ninh; Liên tiếp dừng các vụ đấu giá đất
Các cán bộ bị kỷ luật tuần qua; ‘Choáng’ khối tài sản của Lê Đức Thọ; Tin quy hoạch nổi bật; Miếng bánh đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá