Án lệ: Vợ chồng không đồng tộc, ai có quyền lo hậu sự?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Cách đây 5 năm, một người đàn ông München mất vào ngày 26.5.2015 ở tuổi 60. Năm 2011, ông kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kì đã có 2 con gái. Hai người không có con chung. Trước đó, người đàn ông quá cố sống cùng với bố mẹ và một người chị nuôi. Ông theo đạo Thiên Chúa giáo chưa bao giờ đặt chân tới Thổ Nhĩ Kì và không để lại di chúc gì cả. Người vợ muốn chôn cất ông ở Thổ Nhĩ Kỹ tại 1 làng quê bà, vì chính bà cũng muốn sau này được chôn cất tại đó.

Tuy nhiên người mẹ không muốn, cho rằng chôn cất ở Thổ Nhĩ Kì không đúng ý nguyện của con. Hai mẹ con đã bàn chôn cất ở khu mộ gia đình bà tại Neuaubing. Ngoài ra người quá cố cũng mong muốn được hoả táng. Ông chưa bao giờ nói muốn được chôn cất ở Thổ Nhĩ Kì. Ngày 28.5.2015, mẹ ông gửi đơn kiện khẩn cấp lên toà AG München đòi ra án quyết nhanh cấm người vợ chuyển thi hài về Thổ Nhĩ Kỹ, và được toà chấp thuận. Người vợ đệ đơn kháng án.

Với bản án 171 C 12772/15, ngày 11.6.2016, Tòa án München đứng về phiá góa phụ hủy án quyết nhanh, cho phép bà đưa thi thể chồng về Thổ Nhĩ Kì mai táng. Bản án lý giải, hậu sự của người chết không được luật pháp quy định rõ ràng. Dựa trên các quyền con người cơ bản và các quyền tự do phát triển nhân cách, về cơ bản mỗi người đều có quyền tự quyết định hậu sự. Quan điểm trên cũng phù hợp với quyền thừa kế, người lập di chúc có thể tự do quyết định tài sản họ để lại. Nguyên tắc cơ bản, người quá cố trao quyền quyết định tối cao của mình, cũng được thể hiện ở các quy định pháp lý khác như quyền hiến tạng chẳng hạn. Toà án chuyển quyền lo hậu sự cho thân nhân sát nhất của người quá cố trong trường hợp này là người vợ. Người được trao quyền hậu sự được phép hành động trong khuôn khổ ý nguyện của người quá cố nhưng phải cân nhắc đánh giá chấp nhận được. Nếu không, quyền lo hậu sự không thể thực hiện. Với các chứng cứ thu thập được, tòa án tin rằng người vợ hành động trong khuôn khổ ý nguyện của người đã khuất. Chồng bà đã nói với hai con gái riêng của vợ rằng ông muốn được chôn cất cùng vợ. Tòa án cũng không bỏ qua thực tế người mẹ và chị nuôi đã nhận thấy ý nguyện khác của người quá cố, mong muốn được hỏa thiêu và chôn cất ở khu mộ của gia đình tại Neuaubing. Có thể xảy ra trường hợp người quá cố có nhiều mong muốn khác nhau về hậu sự. Đối với Toà án, việc quan trọng nhất là lựa chọn của người vợ không đi ngược lại với mong muốn của người đã mất. Người vợ đã làm theo những gì mà chồng mình mong muốn trong lúc còn sống. Phán quyết này rất khó khăn đối với người mẹ. Bà sẽ khó có thể đi viếng mộ hoặc thậm chí là dự đám tang con trai mình. Việc này tuy rất đáng tiếc, nhưng tòa không thể làm khác. Điều quan trọng nhất là phải tìm ra ý nguyện của người đã khuất, qua đó mới biết được người vợ lo hậu sự có đúng ý nguyện người quá cố hay không.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang