Án lệ: Toà xử Thượng viện thua Qũy bảo hiểm, cảnh báo cẩu thả

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Số là từ năm 2001 đến năm 2004, Thượng viện Đức thuê 15 người vào làm việc tại trụ sở Thượng viện, có chức năng hướng dẫn, phục vụ khách tới Thượng viện, thăm, giao dịch. 1

5 người này, Thượng viện coi là những người tự hành nghề, ký hợp đồng giao khoán công việc với họ, như hợp đồng mua bán dịch vụ với các doanh nghiệp. Cuối tháng, từng người viết hoá đơn gửi Thượng viện thanh toán tiền công giao khoán cộng thêm 19% thuế giá trị gia tăng. Cơ quan bảo hiểm hưu trí tiểu bang Die Deutsche Rentenversicherung Berlin-Brandenburg kiểm tra tình hình thực hiện chế độ trích nộp phí bảo hiểm hưu trí cho nhân viên của Thượng viện, phát hiện ra vụ việc trên, cho rằng 15 người này đích thực lao động làm thuê, như nhân công của Thượng viện, không phải lao động tự hành nghề. Mà đã lao động làm thuê, thì theo luật định phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 39,9% tiền công, trong đó riêng phí bảo hiểm hưu trí đã lên tới 19,9%.

Chênh lệch khoản phải đóng cho nhà nước giữa 2 cách trả lương trên lợi cho chủ thuê việc tới 20,9% liền lương trong trường hợp khai báo lao động tự hành nghề. Đây chính là mấu chốt giải thích tại sao khi kiểm tra lao động, ngoài kiểm tra lao động chui, lao động không giấy phép, nhà nứơc còn kiểm tra cả lao động giả tự hành nghề, phạt và truy lĩnh phí bảo hiểm phải đóng.

Cơ quan bảo hiểm hưu trí lập tức ra quyết định đòi truy thu Thượng viện tổng số tiền bảo hiểm xã hội thuê 15 nhân công trên từ năm 2001 đến 2004 là 15.000 Euro. Ngoài ra, họ yêu cầu Thượng viện, từ nay trở đi phải đóng bảo hiểm xã hội cho bất cứ lao động nào làm khoán công việc, không thừa nhận họ lao động tự hành nghề. Thượng viện chống lại không chấp nhận, với lập luận 15 người đó hoàn toàn nhận hợp đồng dịch vụ khoán việc, và như vậy họ tự hành nghề, chứ không phải lao động làm thuê. Thượng viện viện dẫn bao nhiêu văn bản luật liên quan, do chính Thượng viện ban hành (thế mới “đau“). Cơ quan bảo hiểm hưu trí vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, bác bỏ đơn chống của Thượng viện; Thượng viện buộc phải đệ đơn lên toà án xã hội das Berliner Sozialgericht chống lại quyết định của cơ quan bảo hiểm hưu trí.

Vụ tranh chấp kéo dài mãi tận năm 2009, tức cách đây 10 năm mới ngã ngũ bởi phán quyết của Toà án.

Với án quyết số S 36 KR 2382/07, toà bác bỏ đơn kiện, buộc Thượng viện phải chấp hành quyết định của cơ quan bảo hiểm hưu trí. Trong phần lập luận, Thẩm phán giải thích, những nhân công do Thượng viện thuê gắn chặt chẽ với cơ cấu tổ chức lao động của Thượng viện. Cả thời gian và nội dung công việc đều tuân theo sự phân công của Thượng viện, không còn chức năng độc lập của người tự hành hề mà hoàn toàn phụ thuộc, đóng vai trò nhân công làm thuê. Ngay trả tiền công cũng vậy, không có sự mặc cả giữa Thượng viện và người lao động, mà hoàn toàn do Thượng viện quy định một chiều như đối với nhân viên của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khách tới làm việc, những người lao động này đều mang phù hiệu dành cho nhân viên Thượng viện, vậy nhìn từ ngoài vào họ đích thị là nhân công của Thượng viện. Chắc chắn Thượng viện không thể bỏ mặc cho họ tự hành động, bởi họ là bộ mặt đầu tiên của Thượng viện trong con mắt khách giao dịch. Ngoài ra tự Thượng viện cũng đứng ra bổ túc nghề nghiệp cho những đối tượng này và gánh chịu chi phí đào tạo đúng vai trò của chủ thuê việc. Những người lao động cho Thượng viện rõ ràng không phải tự hành nghề, nên hành xử của Thượng viện là cẩu thả, và phải chịu trách nhiệm trả truy thu 15.000 Euro phí bảo hiểm. Thẩm phán cũng quở trách Thượng viện, mặc dù toà án đã có trát yêu cầu nhưng vẫn lừng chừng trong việc cung cấp tư liệu hồ sơ liên quan đến vụ việc. Chỉ khi nhận được hồ sơ từ những người lao động cho Thượng viện, toà án mới có được con mắt bao quát cụ thể đối với vụ việc tranh chấp.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang