Án lệ: Không hoàn toàn bộ phí bảo hiểm nhân thọ đã đóng

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Nhưng điều này không đơn giản. Theo Tòa án Liên bang BGH tại Karlsruhe, khách hàng không thể hủy ngang hợp đồng sau nhiều năm để đòi hoàn lại toàn bộ khoản phí đã đóng (Án số: IV ZR 73/13). Phán quyết liên quan đến quyền rút lại Widerrufsrecht và yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo mô hình Policenmodell. Theo mô hình đó, sau khi kí bảo hiểm, hãng bảo hiểm mới gửi thông tin về những quyền và trách nhiệm quan trọng, kèm theo điều khoản bảo hiểm chung và giấy chứng nhận bảo hiểm Versicherungsschein. Nếu trong vòng 14 ngày không hủy hợp đồng bằng văn bản, hợp đồng sẽ tự động có hiệu lực. Mô hình này được áp dụng từ 1994 đến 2007 và bị xóa bỏ từ 2008 theo quy phạm EU. Theo đó, trước khi ký bảo hiểm (chứ không phải sau khi ký bảo hiểm) hãng bảo hiểm phải gửi các thông tin và điều khoản chung cho người mua bảo hiểm, nếu không họ có quyền hủy ngang hợp đồng bất cứ lúc nào, và hãng bảo hiểm phải trả lại toàn bộ phí bảo hiểm khách hàng đã đóng. Chính quy phạm này dẫn tới án quyết trên của toà án BGH, khi xét đơn kiện của trường hợp cụ thể sau.

Năm 1998, nguyên đơn kí bảo hiểm nhân thọ với hãng Deutscher Herold, nhưng mãi về sau thông tin về quyền lợi mới được gửi kèm giấy chứng nhận bảo hiểm. Năm 2004, nguyên đơn hủy hợp đồng trước thời hạn và được nhận lại ít hơn khoản tiền đã đóng 4.600 Euro. Do đó, năm 2011, nguyên đơn kiện ra tòa yêu cầu rút lại hợp đồng, đòi lại toàn bộ khoản phí đã đóng, với lập luận, tất cả hợp đồng dựa trên mô hình Policenmodell đều vô hiệu lực do vi phạm luật EU. Tuy nhiên, tòa bác bỏ lập luận trên, cho rằng, mặc dù sau khi kí hợp đồng mới nhận được thông tin về quyền lợi, nhưng nguyên đơn vẫn có thể hủy ngay hợp đồng trong vòng 14 ngày. Hành động của nguyên đơn mâu thuẫn và vi phạm nguyên tắc „trung thành và tin tưởng“ (Treu und Glauben). Phán quyết trên áp dụng đối với những hợp đồng cũ, được cung cấp thông tin đầy đủ về quyền và trách nhiệm, không hủy hợp đồng trong thời hạn 2 tuần và đóng phí đều đặn hàng năm.

Tòa BGH cho rằng, phán quyết không chống lại người tiêu dùng, do nếu tòa đưa ra phán quyết ngược lại, hàng triệu khách hàng của hợp đồng cũ sẽ gặp rắc rối. Nếu hợp đồng theo mô hình Policenmodell vô hiệu lực, các hãng bảo hiểm cũng có thể hủy hợp đồng cũ.

***Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang