Án lệ: Biện pháp nâng mức tài sản ông bà cho tặng thừa kế miễn thuế

Luật về mức tài sản ông bà cho tặng thừa kế miễn thuế

Về cơ bản, một người cháu được quyền nhận quà tặng trong 10 năm và/hoặc nhận thừa kế từ ông bà mỗi người 200.000 Euro được miễn thuế. Số còn lại phải đóng thuế thừa kế, cho tặng, theo bậc thuế. Nói dễ hiểu: Nếu cả hai ông bà cho tặng tài sản, cháu có thể được nhận 400.000 Euro trong 10 năm (mỗi năm 40.000 Euro), không phải đóng thuế cho số tiền đó, và được thừa kế cũng 400.000 Euro miễn thuế tiếp theo sau 10 năm trên.

Nguyên tắc bắc cầu (Kettenschengung)

Để áp dụng luật trên có lợi nhất cho mình, ông bà có thể trao tài sản cho con của mình. Tiếp đó người con lại cho tặng tài sản đó cho con của nó, được gọi là biện pháp bắc cầu (Kettenschengung).

Ví dụ

Ông bà muốn cho tặng cháu họ tài sản trị giá 800.000 Euro. Tài sản thuộc về bà và ông, mỗi người 50%. Trong số đó, theo luật định, cháu chỉ được hưởng 400.000 Euro miễn thuế. Còn lại 400.000 Euro phải đóng thuế quà tặng, tính ra mất 60.000 Euro.

Biện pháp bắc cầu

Để tránh số thuế phải đóng trên có thể áp dụng biện pháp bắc cầu: Đầu tiên ông bà trao tài sản cho con của họ, tổng số 800.000 Euro, tức mỗi người 400.000 Euro hoàn toàn miễn thuế. Tiếp đó, một nửa tài sản trên, người con trai đem tặng vợ. Đây là tài sản cho tặng giữa 2 vợ chồng nên được miễn thuế tổng trị giá 500.000 Euro. Bước thứ 3, cả 2 vợ chồng tặng con của mình tổng số 800.000 Euro được miễn thuế hoàn toàn theo luật định. Với biện pháp bắc cầu trên, rốt cuộc cháu được nhận tài sản cho tặng từ ông bà 800.000 Euro miễn thuế

Sở Tài chính bác bỏ

Thực tế trước đây, những tài sản cho tặng theo nguyên tắc bắc cầu như vậy thường thất bại. Bởi cơ quan thuế vụ cho rằng người nhận quà tặng đầu tiên không bao giờ thực sự là chủ sở hữu vì họ không thể tự do định đoạt tài sản được tặng vốn là một dấu hiệu xác định quyền sở hữu tài sản. Mà như vậy thì tài sản thừa kế chuyển qua con chỉ mang tính chất giả định trên giấy tờ, còn thực tế tài sản đó được ông bà cho tặng cháu.

Phán quyết toà án

Với án quyết Az. 3 K 123/18, cách 4 tháng trước, vào ngày 20.08.2019, Toà án Tài chính Hamburg đã đứng về phiá ông bà, thừa nhận nguyên tắc bắc cầu, khi xử một vụ án sau:

Một người mẹ cho con gái mình một tài sản 400.000 Euro. Cùng ngày, con gái trao tài sản này tiếp cho con gái mình. Qua công chứng, cơ quan thuế vụ biết rằng trong di chúc của ông bà có ghi trong trường hợp thừa kế tiếp thì con gái có thể sẽ là người được hưởng tài sản này. Từ đó, cơ quan thuế cho rằng phần tài sản con gái chuyển giao cho con gái mình thực chất là tài sản chuyển giao trực tiếp từ bà cho cháu nên chỉ được hưởng 200.000 Euro miễn thuế.

Người mẹ không chấp nhận kiện ra Toà án Tài chính Hamburg, được Toà chấp thuận, với lập luận, trong công chứng không hề có câu nào khẳng định, người con gái phải có trách nhiệmchuyển giao cho con của con gái. Điều đó có nghĩa tài sản được tặng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của con gái. Trong trường hợp đó, theo Điều 42 Luật thuế AO, con gái có quyền cho tặng tài sản đối với bất kỳ ai mình muốn.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang