- Thời sự
- Việt Nam
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tính từ đầu năm 2024 đến nay, 139 cán bộ và 432 công chức bị xử lý kỷ luật.
Số liệu trên được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề cập trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức.
Bà Phạm Thị Thanh Trà nhìn nhận việc xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định. Từ đó góp phần đấu tranh, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bộ trưởng Nội vụ dẫn số liệu, tính từ đầu năm 2024 đến nay, đã có 139 cán bộ và 432 công chức bị xử lý kỷ luật.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nêu rõ, công tác đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức dần đi vào thực chất, gắn kết hơn với kết quả công việc, sản phẩm cụ thể, gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Việc này cũng được thực hiện đồng bộ với quy định của Đảng trong xác định tỷ lệ xếp loại chất lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đối với đảng viên và cán bộ, công chức.
Tổng hợp từ báo cáo của bộ, ngành, địa phương về kết quả xếp loại chất lượng công chức trong năm 2023 cho thấy, trong tổng số 254.757 công chức có 45.696 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (tỷ lệ 22,88%), 165.939 người hoàn thành tốt nhiệm vụ (tỷ lệ 56,68%), 28.689 người hoàn thành nhiệm vụ (tỷ lệ 18,69%) và 14.733 người không hoàn thành nhiệm vụ (tỷ lệ 1,75%).
Trong năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tuyển dụng 3.664 công chức. Trong đó, bộ, ngành Trung ương tuyển 488 công chức, địa phương tuyển 3.176 công chức.
6 tháng đầu năm nay, các bộ, ngành, địa phương thực hiện tuyển dụng 1.688 công chức. Trong đó, bộ, ngành tuyển dụng 169 công chức; địa phương tuyển dụng 1.519 công chức. Qua đó, góp phần quan trọng cơ cấu lại đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm.
Ngoài ra, Chính phủ ban hành và chỉ đạo hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về kịp thời thay thế cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, việc này cũng nhằm phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của cán bộ, công chức; tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ cho đội ngũ cán bộ, công chức các bộ, cơ quan, địa phương yên tâm thực hiện chức trách nhiệm vụ, công vụ theo quy định.
Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng ban hành nhiều văn bản để khắc phục triệt để tình trạng đùn đẩy, làm việc cầm chừng, né tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm.
Qua đó, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đề ra, từng bước nâng cao trách nhiệm, phối hợp hiệu quả trong quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nội vụ đánh giá, công tác quản lý cán bộ, công chức còn những hạn chế. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị không phản ánh đúng kết quả, chưa tạo động lực để cán bộ, công chức nỗ lực, phát huy hết năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm ở một số bộ, cơ quan, địa phương và một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn.
Công tác kiểm tra trên lĩnh vực công chức, công vụ tại một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, kịp thời.
Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện đạo đức công vụ, tinh thần, thái độ làm việc ở một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự nghiêm túc.
Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho bộ, ngành, địa phương; nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức; thực hiện thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức; hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng, trình độ chuyên môn giỏi làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Đồng thời, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, bảo đảm thực chất, lấy kết quả, sản phẩm công việc cụ thể làm tiêu chí quan trọng trong đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức.
Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý hiệu quả thông tin kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm căn cứ trong đánh giá theo quy định.
Giải pháp nữa được Bộ trưởng đề cập là tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính và kiểm soát quyền lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy mạnh thực hiện quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng khẳng định sẽ xử lý nghiêm, kịp thời và kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, có sai phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bị đại diện VKS đề nghị tổng mức án tù chung thân cho 3 tội danh bị truy tố, bị cáo Trương Mỹ Lan nói bản thân không lừa đảo, cũng không có ý định lừa đảo và mong HĐXX xem xét “công ra công, tội ra tội” để có bản án công tâm nhất.
Theo thông báo, ngày mai (17/10), TAND Tp.HCM sẽ tuyên án đối với Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm (giai đoạn 2) liên quan trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.
Trước đó, trải qua gần 1 tháng xét xử, HĐXX đã làm rõ nhiều nội dung liên quan đến hành vi phạm tội của các bị cáo. Trong đó, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm đều thừa nhận hành vi phạm tội, thể hiện thái độ ăn năn hối hận và mong được pháp luật khoan hồng.
Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng mình không đề ra chủ trương phát hành trái phiếu và cũng không sử dụng tiền bán trái phiếu mà có.
Đồng thời, bị cáo Lan cũng hứa bằng mọi cách sẽ khắc phục hậu quả, trả toàn bộ tiền cho các trái chủ đã mua trái phiếu của 4 công ty và nhấn mạnh rằng, bản thân không có ý định lừa đảo và không lừa đảo các bị hại.
Nhóm bị cáo chủ chốt (là lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB) là đồng phạm của Trương Mỹ Lan, cũng thừa nhận hành vi phạm tội và khai thực hiện việc phát hành trái phiếu, rửa tiền và vận chuyển tiền tệ qua biên giới theo sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Nhóm bị cáo còn lại cũng thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết và cho rằng, chỉ là những người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo và không được hưởng lợi.
Nhiều bị cáo trong nhóm này khi khai tại tòa đã không kiềm chế được cảm xúc và bật khóc, mong tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt để khoan hồng, tuyên mức án thấp.
2 bị cáo là lái xe và giúp việc của Trương Mỹ Lan cũng thừa nhận đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển, quản lý hàng ngàn tỷ đồng là số tiền được rút ra (theo sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan) từ các chi nhánh của SCB.
Ngoài ra, 2 người này cũng khai chuyển tiền trả nợ, nộp tiền vào các tài khoản thẻ tín dụng của người thân Trương Mỹ Lan theo sự chỉ đạo của bị cáo này.
Với hành vi phạm tội đã gây ra, đại diện VKS thực hành công tố tại tòa khẳng định, có đủ cơ sở xác định hành vi của các bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội phạm như cáo trạng quy kết.
Theo VKS, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo toàn bộ hoạt động tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và hàng loạt công ty trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Các bị cáo trong vụ án được sắp xếp bố trí làm việc tại các đơn vị khác nhau, theo sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan và dàn lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB.
Hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan và dàn lãnh đạo chủ chốt là tiền đề để các bị cáo khác thực hiện chuỗi hành vi phạm tội. Mỗi bị cáo được phân công một nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều giúp sức, đồng phạm với Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi lừa đảo, rửa tiền và vận chuyển tiền qua biên giới.
Theo VKS, đánh giá toàn bộ hành vi phạm tội của bị cáo Lan, hậu quả của hành vi lừa đảo trong vụ án này, VKS đề nghị mức án cao nhất, nghiêm khắc nhất đối với Trương Mỹ Lan của tội Lừa đảo là tù chung thân là có căn cứ.
Quá trình đề nghị mức án, VKS có xem xét cho bị cáo Lan nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội, và hậu quả quá lớn, nên phải áp dụng mức hình phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất mới đủ sức răn đe, phòng ngừa chung.
Về mức án, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 12-13 năm về tội Rửa tiền, 8-9 năm về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Đề nghị tuyên phạt bị cáo Trương Khánh Hoàng bị đề nghị 9-10 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6-7 năm về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, 9-10 năm về tội Rửa tiền.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn bị đề nghị 12-13 năm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 5-6 năm về tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt chung từ 17-19 năm tù.
Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị đề nghị từ 7-8 năm về tội Rửa tiền, 7-8 năm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội từ 14-16 năm tù.
Bị cáo Trương Huệ Vân bị đề nghị từ 6-7 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Chu Lập Cơ bị đề nghị từ 24-30 tháng tù giam về tội Rửa tiền.
Các bị cáo còn lại cũng bị đề nghị từ 30-36 tháng tù đến 17-20 năm tù.
Về dân sự, VKS đề nghị buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại của vụ án; tịch thu hơn 1.749 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân tự nguyện khắc phục thiệt hại; kê biên toàn bộ tài sản, cổ phần, cổ phiếu của bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trước khi bước vào phần nghị án, HĐXX đã cho các bị cáo nói lời sau cùng. Trước bục khai báo, bị cáo Trương Mỹ Lan không kiềm chế được cảm xúc và bật khóc.
Bị cáo Lan nói sẽ ưu tiên khắc phục hậu quả cho hàng nghìn người dân liên quan và cho biết, những gì đã xảy ra là định mệnh, là tai nạn nghề nghiệp và bị cáo đã phải trả cái giá quá đắt.
Bị cáo Lan nói không bao giờ quen việc vì cái tên, uy tín của Trương Mỹ Lan mà hàng trăm gia đình bị ảnh hưởng. "Bị cáo bây giờ chỉ là người dân thấp cổ bé họng, xin HĐXX và VKS xem xét cứu giúp", bị cáo Lan nói rồi bật khóc.
Ngoài ra, bị cáo Lan cũng nói bản thân và gia đình đã tài trợ 25 triệu liều vắc-xin trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành tại Việt Nam. Từ đó, bị cáo mong HĐXX ghi nhận "công ra công, tội ra tội" để có bản án công tâm nhất.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng trình bày về ước mơ, ý định đang dang dở. Theo đó, bị cáo Lan nói có ước mơ xây dựng bệnh viện đa khoa quốc tế, nhà ở xã hội, trường học và mái ấm cho người dân khó khăn, nhưng chưa kịp thực hiện thì xảy ra biến cố.
Bên cạnh đó, bị cáo Lan cũng mong tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho chồng, cháu, em dâu và các bị cáo đồng phạm trong vụ án.
Tuyến metro số 1 của TP.HCM đã chính thức bắt đầu giai đoạn vận hành thử toàn tuyến được 2 ngày, với sự tham gia của gần 500 người.
2 giai đoạn vận hành thử metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên
Ông Lê Minh Triết, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1, sáng 15/10 đã chia sẻ với VOV Giao thông về quá trình vận hành thử nghiệm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Theo ông, công ty chính thức bắt đầu tham gia vào việc khai thác thử nghiệm tuyến từ ngày 14/10 và dự kiến hoàn thành vào ngày 17/11. Trước đó, từ ngày 1 đến 12/10, quá trình thử nghiệm đã được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tư vấn NJPT.
Trong giai đoạn này, toàn bộ nhân viên của công ty đã được đào tạo và hướng dẫn các kịch bản khai thác thử cũng như xử lý sự cố. Từ hôm qua, quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra dưới sự giám sát của các tư vấn NJPT và các nhà thầu. Ông Triết khẳng định rằng, đến thời điểm hiện tại, công ty đã sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ vận hành khai thác tuyến theo đúng kế hoạch.
Quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ ngày 14/10 đến 7/11, tàu sẽ chạy theo kịch bản 20%, tức là cứ 10 phút có một chuyến. Từ ngày 7/11 đến 14/11, tàu sẽ chạy theo kịch bản như vận hành thương mại, với tần suất 4 phút 30 giây mỗi chuyến.
Công ty có hai xí nghiệp tham gia vào quá trình này. Xí nghiệp vận hành bao gồm các lực lượng như lái tàu, điều độ, nhân viên và quản lý nhà ga, tổng cộng khoảng 398 người. Họ sẽ tham gia vào việc vận hành và xử lý 47 kịch bản khác nhau, trong đó có các tình huống khẩn cấp.
Đội ngũ nhân viên sẽ phối hợp chặt chẽ với trụ sở chính để xử lý các sự cố, đảm bảo an toàn tối đa cho hệ thống. Đây là cơ hội để họ áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho quá trình vận hành chính thức.
Song song với đó, xí nghiệp bảo trì gồm khoảng 60 kỹ sư và kỹ thuật viên, chịu trách nhiệm bảo dưỡng 11 hệ thống con và các nhà ga ngầm. Đội ngũ này sẽ được nhà thầu Hitachi đào tạo qua phương thức On Job Training (OJT), tức là học thông qua thực tiễn bảo dưỡng các thiết bị cùng với các kỹ sư của Hitachi.
Trong quá trình chạy thử, công ty sẽ phối hợp với Hitachi để đưa tối đa các đoàn tàu vào hoạt động. Tổng cộng có 17 đoàn tàu, trong đó 14 đoàn hoạt động chính và 3 đoàn dự phòng.
Các kỹ thuật viên lái tàu người Việt Nam trực tiếp vận hành đoàn tàu metro số 1. Nguồn: HCMC Metro
16 năm chờ đợi tuyến metro số 1 ở TP.HCM
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được phê duyệt năm 2008, khởi công năm 2012, dự kiến đưa vào khai thác sau 6 năm xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa khánh thành. Chậm giải ngân vốn, nhiều sự cố kỹ thuật phát sinh, khó khăn nhân sự, Covid-19 là những nguyên nhân khiến metro số 1 chậm trễ sau nhiều năm năm khởi công.
Tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là 17.387 tỷ đồng, sau được điều chỉnh tăng lên 43.757 tỷ đồng. Đến nay chưa hẹn ngày vận hành thương mại chính thức. Song với giai đoạn vận hành thử đang diễn ra, người dân TP.HCM có thể hy vọng ngày được đặt chân lên metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã ở rất gần.
Đây là tuyến đường sắt đô thị dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao kết nối trung tâm thành phố về cửa ngõ phía Đông.
Toàn tuyến có 3 ga ngầm gồm Bến Thành, Nhà hát TP HCM, Ba Son và 11 ga trên cao là Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia TP HCM, Bến xe Suối Tiên.
Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM, các gói thầu của dự án metro số 1 hiện đã hoàn thiện 99,9%. Đơn vị đang khẩn trương tiến hành các công tác nghiệm thu, kiểm định an toàn hệ thống, phòng cháy chữa cháy và đăng kiểm. Các công đoạn còn lại sẽ được hoàn thành trong thời gian tới để chuẩn bị đưa tuyến metro vào khai thác thương mại chính thức trong năm 2024.
Việc quản lý tiền công đức tại đền Dâu và đền Quán Cháo (thành phố Tam Điệp) chưa minh bạch, người dân bức xúc.
Hiện nay, hai ngôi đền này đều có 2 đơn vị đứng ra quản lý việc thu chi tiền công đức, vì sao lại như vậy?
Câu trả lời là vì mỗi năm số tiền thu được lên đến hàng chục tỉ đồng, và ở đâu có tiền thì ở đó có nhiều người nhúng tay... Đồng tiền lại có chất "dính tay", nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì việc "tham nhũng tư", "tham ô tiền công đức", hoàn toàn có thể xảy ra.
Chính vì vậy mà chính quyền thành phố Tam Điệp, Ninh Bình thành lập Ban Quản lý di tích, với mục đích có sự kiểm soát minh bạch tiền công đức ở đền Dâu và đền Quán Cháo. Nhưng sự thành lập Ban quản lý trước đây từng bị các ông từ phản đối.
Tại sao các ông từ phản đối?
Là bởi vì, việc quản lý, cai quản hai ngôi đền này do khoảng 100 "ông từ" đến từ tổ dân phố Lý Nhân (thuộc phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp). Các ông từ không muốn có thêm bất cứ cá nhân, tổ chức nào nhúng tay vào "thùng công đức" mà họ đang quản. Xin lưu ý, từ năm 2023 trở về trước, nguồn thu tiền công đức chủ yếu được sử dụng để trả công cho hơn 100 ông từ.
Điều mà người dân bức xúc chính là không biết thu tiền công đức bao nhiêu, chính quyền địa phương cũng không được báo cáo. Mỗi năm thu hàng chục tỉ đồng mà không rõ ràng, minh bạch về thu chi thì không thể nói chuyện ngay thẳng được.
Tháng 9.2023, UBND thành phố Tam Điệp thành lập Ban Quản lý di tích 2 ngồi đền, khi có sự can thiệp quyết liệt của chính quyền, thì các ông từ buộc phải chấp nhận, nhưng mâu thuẫn xảy ra. Tại một ngôi đền xuất hiện hai tổ chức quản lý, cả “hòm công đức" và "két dầu nhang" được đặt song song. "Hòm công đức" do Ban Quản lý đền thuộc UBND thành phố Tam Điệp thành lập, còn "két dầu nhang" do tổ trực đền là các "ông từ".
Không ai nhường ai tiền công đức, không ai tin ai minh bạch đồng tiền, đó là nguyên nhân của mâu thuẫn.
Đã đến lúc lãnh đạo tỉnh Ninh Bình phải chấn chỉnh dứt điểm hoạt động thu tiền công đức tại đền Dâu và đền Quán Cháo. Chính quyền có trong tay Luật Di sản, Luật Đất đai, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 04 của Bộ Tài chính, Quy chế 34 của UBND tỉnh để điều chỉnh mọi hoạt động tại các di tích, trong đó bao gồm cả việc thu chi tiền công đức.
Hãy căn cứ vào quy định của pháp luật mà làm, không để tồn tại các hoạt động tự phát, tự quyết trong quản lý, sử dụng, chi tiêu tiền công đức. Ai chống đối thì người đó cố tình dây phần tiền công đức, chuyện bỏ công sức để cống hiến cho di tích chỉ là lời nói cửa miệng mà thôi.
Nguồn: Soha; Người Đưa Tin; CafeF; Lao Động
Xe ben ‘lùa’ người dừng đèn đỏ; Nhà bốc cháy, 2 vợ chồng già mắc két; Kinh hoàng tòa nhà đổ sập; Nữ danh ca dám tát Hoài Linh là ai?
Người đẹp Việt miệt mài thi hoa hậu; Phan Đạt lại ‘bóc phốt’; Thẩm mỹ trái phép, gây tai biến; Kon Tum 1 tháng 60 trận động đất
Hiếp dâm bé gái 3 tuổi; Vụ ‘Hồng hài nhi’ xâm hại phụ nữ 60 tuổi; Bắt nhân viên nữ kích dục cho khách; Bé gái hơn 1 tuổi bị bỏ rơi
Treo thưởng cho người tìm thấy máy bay rơi; Vụ máy cày cán 2 người tử vong; Sập cầu đang xây dựng; Tài xế lao vào giữa chợ
Ô tô lao thẳng vào đoàn người; Sống thấp thỏm bên sườn núi chờ sạt lở; Idecaf sau 1 năm vắng Thành Lộc; Lê Dương Bảo Lâm ngáo quyền lực
Việt Trinh không thể hiến xác; Vụ Kiều Trinh tố đạo diễn, đòi cát-xê; ‘Núi’ phế thải xây dựng; Vụ 20 trẻ mầm non ngộ độc thuốc chuột
Nữ tiếp viên thoát y phục vụ khách; Xoa bóp, mua dâm, kích dục; Đánh chửi chồng con giữa chợ; Cô gái bị tình trẻ đâm trọng thương
Cô gái trèo lên nóc Bảo tàng quay phim; Nữ sinh mất liên lạc nửa tháng; 3 xe máy va chạm, 4 người thương vong
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá