4 Bộ vào cuộc vụ sữa giả; Kinh khiếp hàng giả; Cảnh báo iPhone ‘dỏm’, hóa đơn giả; ‘Sóng’ đất nền xảy ra ở nhiều nơi

4 BỘ VÀO CUỘC VỤ SẢN XUẤT SỮA GIẢ

Hiệp hội Sữa Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đề nghị tăng cường phòng chống các sản phẩm sữa giả.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam , thời gian gần đây tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dưới danh nghĩa sản phẩm sữa đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và tinh vi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, uy tín doanh nghiệp, cũng như niềm tin vào thị trường sữa nội địa.

Các sản phẩm sữa giả, sữa kém chất lượng hầu hết tập trung vào nhóm sản phẩm dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người có bệnh nền; thường bị lợi dụng tiêu thụ thông qua kênh phân phối trực tuyến như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, phát trực tiếp (livestream) nói về sản phẩm... và được quảng cáo như "thần dược", gây khó khăn cho việc kiểm soát, xử lý của các cơ quan chức năng.

Đặc biệt, cơ quan công an vừa khởi tố 2 doanh nghiệp sản xuất sữa giả có quy mô lớn là Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group và Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma với 573 sản phẩm, giá trị hàng hóa lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Ông Trần Quang Trung - Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam - cho biết, hai doanh nghiệp nêu trên không phải là thành viên của Hiệp hội sữa Việt Nam. Việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng sữa giả có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh nền...

"Sữa giả không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, gây nên tình trạng trầm trọng về sức khỏe đối với người có bệnh nền. Sữa giả không đảm bảo chất lượng, có thể chứa các thành phần độc hại, gây nên ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, khiến người tiêu dùng đối mặt với các vấn đề sức khỏe dài hạn", ông Trung chia sẻ.

Theo Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, việc sản xuất kinh doanh sữa giả làm mất niềm tin của người tiêu dùng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất sữa chân chính, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành sữa Việt Nam.

Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp ngành sữa làm ăn chân chính, Hiệp hội sữa Việt Nam đề nghị Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, điều tra, phát hiện và triệt phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất - buôn bán sữa giả, sữa kém chất lượng trên toàn quốc.

Hiệp hội sữa Việt Nam cam kết phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ chuyên môn và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của sữa giả.

 

 

KINH KHIẾP HÀNG GIẢ! (*): NGƯỜI BÁN TINH VI HAY QUẢN LÝ BUÔNG LỎNG?

Việc bán hàng giả qua KOL mang lại lợi nhuận cao, trong khi người tiêu dùng còn dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông

Trong suốt 4 năm, đường dây sản xuất và kinh doanh sữa giả của Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group âm thầm len lỏi khắp thị trường mà không hề bị phát hiện.

Gần đây, kẹo giả Kera cũng được những người nổi tiếng rao bán công khai trên mạng xã hội khiến dư luận hoang mang. Điều đáng nói là cả hai vụ việc đều không hề bị cơ quan chức năng nào ngăn chặn kịp thời. Trách nhiệm thuộc về ai?

Bán, quảng cáo rầm rộ nhưng không phát hiện

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, đặt vấn đề vụ việc làm giả sữa bị phát hiện vừa qua là rất nghiêm trọng, các đối tượng lập công ty, đóng thuế, hoạt động và ngang nhiên làm giả sản phẩm. "Tại sao họ ngang nhiên như vậy mà đến giờ mới bị phát hiện?" - ông Đức nói.

Theo ông, cần làm rõ trách nhiệm giữa các bên trong việc quản lý chất lượng hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm. Trong đó, làm rõ trách nhiệm từ bộ, ngành, địa phương có liên quan, lực lượng quản lý thị trường đến cơ quan thuế, ngân hàng cho doanh nghiệp (DN) vay vốn nếu có…

"Nếu giám sát, kiểm tra ngay cả cơ quan thuế cũng có thể biết cơ sở sản xuất có khuất tất hay không khi đầu vào ít mà giá trị đầu ra thu về nhiều. Hay ngân hàng cho vay vốn đều phải có thông tin về chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không, năng lực sản xuất ra sao…" - ông Đức phân tích.

Đối với các đối tượng làm giả, luật sư Đức kiến nghị nâng hình phạt hình sự đối với tội làm giả thực phẩm lên kịch khung là phạt tù chung thân. Điều này nên được cân nhắc khi Bộ Luật Hình sự đang được sửa đổi.

Cùng với đó, nhà nước cần phải đơn giản các quy định về đền bù để người dân khi mua phải hàng giả, hàng nhái có thể thực hiện các thủ tục khiếu nại một cách đơn giản, cũng như được đền bù gấp nhiều lần.

Một nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII đặt vấn đề pháp luật cho phép DN tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhưng cơ quan quản lý không được buông lỏng quản lý, nhất là thực phẩm vì ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng.

"Tại sao vụ việc làm giả sữa diễn ra mấy năm qua nhưng đến nay mới bị cơ quan công an phát hiện, ai đã buông lỏng quản lý? Tôi cũng biết có tình trạng mua bán bao bì như mớ rau, thích nhãn mác, xuất xứ ở đâu đều có?" - bà đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan.

Sự lỏng lẻo của các sàn

Ở góc độ người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hàng nhái, giả, ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn - một trong những thương hiệu phải dành rất nhiều nguồn lực để chống hàng trả, đặc biệt trên không gian mạng - đã chỉ ra những nguyên nhân khiến hàng giả tràn lan nhưng cơ quan chức năng không phát hiện ra hoặc có xử lý nhưng chưa triệt để.

Đó là tình trạng người người, nhà nhà tận dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber, TikTok,… để bán hàng mà không cần phải đăng ký hay khai báo thuế, việc thuê đơn vị vận chuyển cũng dễ dàng khiến cơ quan quản lý rất khó kiểm soát. "Tôi đề xuất cấm kinh doanh, buôn bán khi chưa có đăng ký, bởi đây là lỗ hổng để tiêu thụ hàng gian, hàng giả" - ông Tý nói.

Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) còn quản lý lỏng lẻo. Họ tập trung vào thu phí các gian hàng hơn là kiểm soát chất lượng hàng hóa, loại bỏ hàng giả, hàng nhái. "Sàn chỉ yêu cầu một số hồ sơ giấy tờ ban đầu, thiếu sự hậu kiểm nên các gian hàng trên mạng có thể dễ dàng treo đầu dê, bán thịt chó" - ông Tý nói.

Cũng theo ông Tý, khi mở gian hàng, sàn cần làm rõ đó là hàng sản xuất hay nhập khẩu, bán trực tiếp hay trung gian để yêu cầu các giấy tờ tương ứng. "Bản thân Nón Sơn cũng phải hậu kiểm các đại lý của mình xem số lượng họ bán ra có tương thích với lượng hàng nhập vào không. Chúng tôi đã từng đề nghị cơ quan chức năng xử lý chính đại lý của mình vì chỉ nhập hàng chính hãng cho có, sau đó "độn" thêm hàng giả để tăng lợi nhuận" - ông Tý nêu thực tế.

Ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Vinaxo (Tiền Giang), DN chuyên xuất khẩu trái cây sấy, nhận xét phân khúc trái cây sấy hay đồ ăn vặt trên mạng đang rất loạn.

"Mình dân trong ngành, nhìn qua là biết nhiều người "xạo". Họ thường xuyên quảng cáo trái cây sấy không thêm phụ gia, không đường, không chất bảo quản nhưng nhìn là biết sản phẩm có sử dụng những chất này" - ông Cường nhận xét.

Gần đây, ông Cường thấy nổi lên các video về kiwi sấy, quảng cáo là món ăn lành mạnh, đẹp da nhưng đây là món chua, chắc chắn khi chế biến phải thêm đường, không thể nào đẹp da được.

"Các KOL/KOC (người có ảnh hưởng trên mạng) bán hàng thực phẩm nhưng rất thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm. Nhiều người còn đặt gia công sản phẩm với giá rất thấp rồi bán giá cao để kiếm lời. Như trường hợp của Hằng Du Mục hay Quang Linh Vlogs vừa qua" - ông Cường dẫn chứng.

Tại một sự kiện về trách nhiệm xã hội của KOL/Influencers mới đây, các diễn giả cho rằng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc lan tràn trên các sàn TMĐT và mạng xã hội là do sự kết hợp giữa lòng tham lợi nhuận, sự dễ dãi của người tiêu dùng, sự thiếu trách nhiệm của một số KOL và lỗ hổng trong quản lý.

Luật sư Lê Ngọc Luân, Giám đốc điều hành Công ty Luật Goldkey Law Firm, cho biết nhiều KOL chưa quan tâm đến Luật Quảng cáo 2012 hay các vấn đề pháp lý liên quan. Việc bán hàng giả qua KOL mang lại lợi nhuận cao, trong khi người tiêu dùng còn dễ bị tác động bởi tâm lý đám đông.

Thêm vào đó là chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, một số KOL thiếu hiểu biết pháp lý hoặc bị hấp dẫn bởi hoa hồng cao nên làm ngơ, không kiểm tra kỹ nguồn gốc sản phẩm. Thậm chí, có người biết rõ là hàng giả nhưng vẫn quảng bá vì lợi nhuận. Vì vậy, theo luật sư Luân, cần xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, rõ ràng hơn để quy trách nhiệm cho KOL trong hoạt động quảng cáo, tránh tình trạng tiếp tay cho hàng giả.

 

 

IPHONE "DỎM", HÓA ĐƠN GIẢ: CẢNH BÁO CHIÊU LỪA CẦM CỐ MỚI XUẤT HIỆN Ở VÙNG QUÊ

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo bằng cách sử dụng điện thoại mang nhãn mác, hình dạng giống với các dòng điện thoại đắt tiền của thương hiệu nổi tiếng. Đối tượng sau đó mang thiết bị giả này đi cầm cố, kèm theo lời hứa sẽ trả thêm tiền khi quay lại chuộc nhằm tạo lòng tin và đánh lừa người nhận cầm.

Kẻ gian dùng điện thoại giả mạo giống hàng hiệu kèm hóa đơn mua hàng giả để tạo lòng tin, mang đi cầm cố và hứa trả thêm khi chuộc lại. Nhiều người mất cảnh giác, tin tưởng và trở thành nạn nhân của chiêu lừa đảo chiếm đoạt tài sản này.

"Nghìn lẻ" mánh khóe lừa đảo

Gần đây, tại xã Phú Văn (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) xuất hiện đối tượng lạ tiếp cận các tiệm tạp hóa, quán ăn, giả vờ cần tiền gấp nên nhờ cầm cố điện thoại. Tuy nhiên, điện thoại là hàng giả. Một số người mất cảnh giác đã bị lừa.

Ngày 10/4, một người đàn ông khoảng 40 tuổi đến tiệm tạp hóa của chị M.T.K. nhờ cầm cố chiếc điện thoại giả mạo iPhone 15 Pro Max với lý do cần tiền gấp.

Để tạo lòng tin, người này còn đưa kèm hóa đơn mua hàng gần 40 triệu đồng, ghi tên người mua là anh Tài, địa chỉ tại Tx.Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) ngày mua 06/04/2025.

Thấy máy còn mới và có hóa đơn, chị K. đồng ý cầm với giá 10 triệu đồng. Đối tượng còn xin bịch nilon để đựng điện thoại, nói là tránh trầy xước khiến chị K. càng thêm tin tưởng, chỉ kiểm tra qua loa rồi đưa tiền.

Tuy nhiên, sau khi người này rời đi, chị K. sinh nghi và mang điện thoại đi kiểm tra thì phát hiện đó là hàng giả. Chị K. đã nhanh chóng trình báo công an.

Người dân cần nâng cao cảnh giác

Trao đổi với Người Đưa Tin, Đại tá Lâm Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, cho biết, hiện công tác đấu tranh với loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn còn nhiều khó khăn.

Dù thủ đoạn này không mới, nhưng các đối tượng thường nhắm đến người dân ở vùng quê, đặc biệt là phụ nữ, người lớn tuổi và những người không rành về công nghệ. Chúng sử dụng hàng nhái cùng hóa đơn giả được làm tinh vi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Để công tác phòng ngừa và đấu tranh đạt hiệu quả, ngoài nỗ lực của lực lượng công an, rất cần sự nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động phòng tránh của người dân.

Thủ đoạn sử dụng điện thoại giả, vàng giả, trang sức nhái hoặc hàng kém chất lượng để lừa đảo người dân vùng quê, xa trung tâm thành phố không còn mới.

Những kẻ lừa đảo thường nhắm vào phụ nữ và những người không am hiểu công nghệ, thiếu kỹ năng kiểm tra tính xác thực của tài sản. Với sự cả tin, mất cảnh giác và các hóa đơn giả được làm tinh vi, không ít người dân đã trở thành nạn nhân của những chiêu trò này.

Trước tình hình trên, người dân cần chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ tài sản cá nhân. Tuyệt đối không giao tiền hay tài sản cho người lạ khi chưa kiểm chứng rõ ràng.

Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến các thủ đoạn lừa đảo để người dân nhận biết và phòng tránh. Đồng thời, cần khẩn trương điều tra, truy bắt và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Công an tỉnh Bình Phước cũng khuyến cáo người dân không cầm cố tài sản có giá trị cho người lạ, không tin vào hóa đơn hay lời nói một chiều. Nếu phát hiện dấu hiệu nghi vấn, hãy báo ngay cho cơ quan công an để được hỗ trợ kịp thời.

Đồng thời, chia sẻ thông tin với người thân để cùng nâng cao cảnh giác, tránh rơi vào bẫy lừa khi trao đổi hàng hóa, cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ, tài khoản hoặc nhận hàng không rõ nguồn gốc.

 

 

"SÓNG" ĐẤT NỀN XẢY RA Ở NHIỀU NƠI: KHÔNG PHẢI HÀ NỘI HAY TP.HCM MÀ Ở NHỮNG NƠI KHÔNG NGỜ TỚI

Tính đến tháng 3/2025, Hải Dương là tỉnh có giá đất nền biến động mạnh nhất, tăng 100% so với tháng 1/2023.

Một diễn biến nổi bật trong quý 1/2025 là việc thị trường bất động sản bị ảnh hưởng bởi các thông tin quy hoạch, đầu tư. Theo đó, thông tin về việc sáp nhập tỉnh, thành, cộng hưởng với việc nhiều địa phương công bố bảng giá đất mới, cao hơn nhiều lần so với bảng giá hiện hành và tâm lý FOMO (lo sợ bỏ lỡ cơ hội) của các nhà đầu tư bất động sản khiến đất nền lại "sốt".

Thực tế, ngay đầu năm 2025, tại thị trường phía Bắc có thể kể đến như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Thọ…và vùng ven Hà Nội như Sóc Sơn, Hòa Lạc, Đan Phượng… ghi nhận nhà đầu tư đổ về đây tìm mua đất. Giao dịch và giá đất tại các khu vực này tăng.

Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Tuy nhiên, thực tế giao dịch chỉ phát sinh tại các lô đất giá trị dưới 2 tỷ đồng, có thể khai thác tạo dòng tiền.

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán đất nền phổ biến vào tháng 3/2025 tại Hà Nội đã tăng 42%, tại TP.HCM tăng 7% so với tháng 1/2023.

Trong khi đó, một số tỉnh miền Bắc ghi nhận mặt bằng giá rao bán trong tháng 3/2025 tăng mạnh. Cụ thể, Bắc Giang (80%), Hưng Yên (75%), Bắc Ninh (52%), Hà Nam (50%)... Đáng chú ý, Hải Dương là tỉnh có giá đất nền biến động mạnh nhất, tăng 100% so với tháng 1/2023.

Còn đất nền tại một số khu vực lân cận TP.HCM ghi nhận giá bán chưa có biến động mạnh. Cụ thể, so với tháng 1/2023, trong tháng 3/2025, giá bán đất nền tại Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tăng 22%, Thuận Anh (Bình Dương) tăng 16%, Tân Uyên (Bình Dương) tăng 9%...

Giá rao bán đất ở Đà Nẵng cũng ghi nhận tăng trưởng. Cụ thể, trong tháng 3/2025, giá rao bán đất nền quận Cẩm Lệ đã tăng 80%, quận Liên Chiểu tăng 75% và huyện Hoà Vang tăng 50% so với tháng 1/2023.

Tương tự, báo cáo của VARS cũng cho thấy, trong tháng 3 chỉ sau vài tuần kể từ khi có thông tin đề xuất sáp nhập tỉnh thành, giá đất tại một số địa phương như Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, vùng ven Hà Nội... đã bị đẩy lên cao, có nơi lên tới 20-30%. Tuy nhiên thực tế lượng giao dịch ghi nhận chỉ tăng trưởng tại các tỉnh thành được dự đoán là trung tâm sáp nhập, có hạ tầng giao thông, kinh tế, xã hội phát triển, mặt bằng giá bất động sản chưa quá cao.

Còn theo DKRA Group, trong quý I, giá bán đất nền có hiện tượng tăng cục bộ tại một vài tỉnh, thành như Nhơn Trạch (Đồng Nai) tăng 30-50%, Phú Mỹ, Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) tăng 20-30% còn phần lớn các tỉnh phía Nam chỉ tăng trung bình 6-8%. Đà tăng cục bộ này được dẫn dắt bởi các thông tin về việc sáp nhập tỉnh thành.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan, cho biết đà tăng giá đất nói trên ghi nhận ở lượng tin rao, cụ thể hơn là mức tăng kỳ vọng từ bên bán, không hoàn toàn là mức giá được giao dịch trên thực tế.

Xu hướng tăng mạnh hơn ở các tỉnh miền Bắc và vẫn "khiêm tốn" với các tỉnh phía Nam. Với tin tức về sáp nhập tỉnh, nhà đầu tư miền Bắc cũng thể hiện sự quan tâm nhiều hơn những khu vực khác trên cả nước.

Ông Tuấn cho rằng có 3 yếu tố quyết định sự tăng giá bất động sản bền vững tại một địa phương là đầu tư công, nền tảng kinh tế địa phương và tỷ lệ xuất, nhập cư. Còn nếu chỉ tăng dựa trên tin sáp nhập vào một địa phương, đô thị trong thời gian ngắn, không loại trừ khả năng là tăng ảo. Nếu đầu tư theo sóng tin đồn nguy cơ gặp rủi ro là rất lớn, đặc biệt với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Dự báo về phân khúc đất nền, đại diện của VARS nhận định, các lô đất tách thửa, pháp lý đảm bảo, ở các khu vực có hạ tầng triển khai tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng giá tốt. Đất đấu giá thành công tiếp tục ghi nhận mức giá cao gấp nhiều lần.

 

Nguồn: Kenh14; Người Lao Động; Người Đưa Tin; Soha

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Bài Tập Ép Bụng làm Mạnh Tỳ Vị Gan Khoẻ hạ Chỉ Số Đường Chữa Khỏi Tiểu Đường

Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.

Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược

Hội Người Việt Nam Leipzig e.V. tổ chức TẾT ẤT TỴ 2025

Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8

Đức Việt Online

Lên đầu trang