- Thời sự
- Việt Nam
Tính đến sáng 14/9, có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ.
Theo Cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến 6h sáng 14/9, đã có 345 người chết, mất tích; 1.908 người bị thương do bão, mưa lũ do hoàn lưu bão gây ra ở khu vực Bắc Bộ. Trong đó có 262 người chết, 83 người mất tích.
Lào Cai là địa phương chịu thiệt hại nặng nề về người với 111 người chết, 61 người mất tích; tiếp đến là Yên Bái với 53 người chết, 2 người mất tích; Cao Bằng: 43 người chết, 9 người mất tích; Quảng Ninh: 25 người chết; Phú Thọ: 11 người chết; Hòa Bình: 7 người chết….
Mưa lũ cũng làm hơn 168.000 nhà bị hư hỏng; 73.248 nhà bị ngập. Thiệt hại về nông nghiệp, tính đến nay đã có hơn 183.000 ha lúa; 44.000 hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 23.661 ha cây ăn quả bị hư hại; 2.250 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 9.000 con gia súc; gần 2 triệu con gia cầm bị chết. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát và thống kê thiệt hại.
305 sự cố đê điều do ảnh hưởng mưa lũ
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay đã ghi nhận 305 sự cố về đê điều do ảnh hưởng của mưa lũ tại 14 tỉnh, thành phố gồm: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Tuyên Quang.
Trong đó có 182 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp 3 trở lên, với 31 sự cố cống qua đê; 1 sự cố nứt mặt đê; 10 sự cố đùn sủi; 76 sự cố thẩm lậu; 23 sự cố lỗ rò thân đê; 4 sự cố sạt lở kè.
Trên các tuyến đê dưới cấp 3 đã ghi nhận 123 sự cố với 1 sự cố vỡ đê; 54 sự cố tràn đê; 32 sự cố cống qua đê; 22 sự cố sạt lở đê; 5 sự cố đùn sủi; 8 sự cố lỗ rò thân đê.
Hồ thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội đảm bảo an toàn công trình và hoạt động ven sông khi hồ thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy vào lúc 10h sáng nay.
Nội dung Công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vừa nêu thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông biết thông tin để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp; không để người dân đến những khu vực có nguy cơ sạt lở, công trình đang thi công, tránh những thiệt hại đáng tiếc; báo cáo kịp thời các tình huống bất thường về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 10h sáng nay.
Đồng thời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) và các cơ quan liên quan theo quy định.
Bên cạnh những hành động đẹp, thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái lại là những con số không trung thực của chính những cá nhân, tổ chức được cho là có sức ảnh hưởng trong xã hội.
Theo thông tin từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến 17h ngày 13/9/2024, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 775,5 tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3. Trong đó, 388,5 tỷ đồng đã được phân bổ và chuyển đến các Ban Cứu trợ các địa phương.
Ông Cao Xuân Thạo, Trưởng ban Phong trào (UBTƯ MTTQ Việt Nam) cho biết, có một điểm rất đáng quý là trong những ngày qua đã có đến hàng triệu tài khoản cá nhân chủ động chuyển tiền vào tài khoản của Ban Cứu trợ Trung ương. Có cá nhân ủng hộ 50.000, có người 100.000 nhưng có những tài khoản ủng hộ số tiền lên đến cả trăm triệu đồng. Có người không chủ động xưng danh mà âm thầm ủng hộ. Đây là những nghĩa cử rất đáng trân trọng.
UBTƯ MTTQ Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản tại ngân hàng Vietcombank từ ngày 1-10/9/2024 và Vietinbank từ ngày 10-12/9/2024 lên các phương tiện thông tin đại chúng, để cho các tổ chức, cá nhân có thể thấy được và yên tâm khi sự đóng góp của mình đã đến đúng địa chỉ và sẽ về được với người dân bị thiệt hại.
Ngay sau khi hơn 12.000 trang sao kê số tiền ủng hộ đồng bào gặp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc được công bố, một lần nữa câu chuyện từ thiện lại nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết.
Cứ tưởng rằng "check VAR" chỉ được sử dụng trong bóng đá, mà giờ lại phát huy hiệu quả tìm ra những sai phạm trong vấn đề từ thiện (PV: VAR - viết tắt của Video Assistant Referee là một công nghệ được sử dụng để hỗ trợ các trọng tài khi đưa ra quyết định trong những tình huống đặc biệt của trận đấu).
Bên cạnh những hành động đẹp, thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái lại là những con số không trung thực của chính những cá nhân, tổ chức được cho là có tầm ảnh hưởng trong xã hội.
Lập lờ số tiền từ thiện
Trao đổi với Người Đưa Tin, chuyên gia truyền thông số Trần Hà – Chủ tịch Vinalink Media bày tỏ hoan nghênh việc công khai công khai sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, bởi điều này thể hiện sự minh bạch.
"Tôi nghĩ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê chỉ đơn giản để cho người dân thấy được sức mạnh của dân tộc, từ đó huy động thêm sức người, sức của, chứ không phải là câu chuyện "check VAR" hay kiểm tra", ông Hà đánh giá.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng chắc nhiều người không ngờ lại có sự công khai chi tiết và từ sớm, khiến có nhiều sự thiếu trung thực được phơi bày.
Ông Trần Hà đánh giá: "Sự không trung thực trong từ thiện được diễn ra phổ biến, không phải là một hiện tượng nhỏ lẻ. Chỉ riêng qua lần sao kê này, chúng ta thấy có 2 nhóm. Thứ nhất, các cá nhân chuyển tiền một đằng nhưng lại đăng tải trên các trang mạng xã hội một nẻo.
Họ cố tình sử dụng công nghệ để lập lờ rằng mình chuyển khoản 8-9 chữ số nhưng thật ra chỉ là 5-6 con số để khoe mẽ cá nhân. Từ con số vài triệu thành vài trăm triệu thì đấy là hành động đáng bị lên án".
Nhóm thứ hai, cũng khiến cho dư luận bất ngờ khi nhiều tập thể, tổ chức chỉ quyên góp 2.000 đồng, 10.000 đồng. "Nếu đúng như vậy thì rất quá đáng, không thể chấp nhận được. Nếu do người chuyển không minh bạch thì phải kiểm tra lại", ông Trần Hà nói.
Việc xây dựng hình ảnh cá nhân là không sai, nhưng lợi dụng sự khó khăn của người khác để thu hút người xem của các nhân vật nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng thì cần phải phê phán. Cần có cách làm đúng chứ không phải bạ đâu làm đấy.
"Người nổi tiếng đến xông pha vùng bão lũ làm từ thiện, nhưng lại không phải thật lòng. Có một vài ca sĩ, người mẫu đi vào vùng ngập thấp, ít ảnh hưởng nhưng lại dềnh dàng đi thuyền, chụp ảnh, quay clip, phỏng vấn. Xây dựng hình ảnh phải làm đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm chứ không phải như cái cách của nhiều người hiện nay", ông Trần Hà cho hay.
Cùng với đó, chuyên gia cũng cho rằng, những người không có chuyên môn nhưng lại đến trực tiếp các khu vực nguy hiểm cũng là điều không nên, thay vào đó hãy ủng hộ gián tiếp qua các tổ chức uy tín và hỗ trợ người dân kiến thiết lại khi sau bão. Nếu không có kiến thức, việc từ thiện sẽ không đem lại giá trị thực sự cho người dân.
Ông Trần Hà chia sẻ: "Việc ủng hộ của các cá nhân, tổ chức sau các trận thiên tai là rất quan trọng. Giúp người dân dọn dẹp, xây dựng lại nhà cửa ổn định cuộc sống, đến lúc đó mình đến tận nơi trao từng món quà cũng chưa muộn".
Không lợi dụng từ thiện vì mục đích cá nhân
Trước tình trạng các cá nhân, tổ chức đăng những bài viết, hình ảnh chuyển tiền ủng hộ thiên tai không đúng so với thực tế đã chuyển theo sao kê của cơ quan Nhà nước gây hoang mang dư luận và thất vọng cho người hâm mộ.
Trao đổi với Người Đưa Tin, Luật sư Nguyễn Minh Thuý - Văn phòng luật sư Vạn Bảo, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng: "Những hành vi trên là hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Tuy nhiên, tuỳ theo từng tính chất, mức độ, hậu quả của việc đưa thông tin sai sự thật sẽ quyết định hành vi đó có vi phạm pháp luật hay chỉ là chiêu trò PR, marketing, khoe mẽ bản thân trên không gian mạng".
Tuỳ từng tính chất, mức độ và hậu quả của việc đưa thông tin sai sự thật có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự.
Đối với vi phạm hành chính, theo luật sư căn cứ Nghị định số 15 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định các mức xử phạt tương ứng đối với từng đối tượng, từng nhóm hành vi.
Ở đây, tuỳ từng mức độ, hành vi cụ thể mà quy định hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống. Lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 70 triệu đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.
Các cá nhân, tổ chức có thể bị xử lý hình sự nếu có hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội vu khống". Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù ít nhất từ 1-3 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.
Luật sư Nguyễn Minh Thuý bày tỏ đối chiếu lại với hành vi của các cá nhân, tổ chức đăng những bài viết, hình ảnh chuyển tiền ủng hộ thiên tai không đúng so với thực tế đã chuyển nếu chỉ nhằm mục đích PR, marketing cho bản thân thì chưa đủ dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định.
"Tuy nhiên, ở góc độ nhân văn, trước tinh thần lá lành, đùm lá rách của dân tộc, chúng ta nên có bao nhiêu góp bấy nhiêu, tuỳ thuộc khả năng bản thân. Quan trọng nhất, không nên lợi dụng việc từ thiện để phục vụ lợi ích cá nhân", bà Nguyễn Minh Thuý cho hay.
Chủ trì hội nghị đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão Yagi, sáng 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói yêu cầu chính quyền địa phương và các bộ ngành sử dụng dự trữ cho phòng chống thiên tai, như về tài chính, phương tiện, vật tư... để khôi phục các hoạt động trở lại bình thường. Trường học, lớp học cũng cần tập trung sửa chữa.
"Cần bao nhiêu xuất bấy nhiêu. Quan trọng là phải thống kê chính xác, minh bạch, tránh tiêu cực", Thủ tướng đề nghị.
Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi bão cùng tham gia hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, cơ quan bị thiệt hại do bão, với tinh thần "có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều".
Tinh thần là không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh.
Hơn 500 hộ dân thôn Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3, H.Đồng Xuân, Phú Yên) khốn khổ vì thiếu nước sạch để dùng, nước thì có màu đục...
Quá bức xúc vì phải bỏ tiền mua "nước sạch" nhưng được bán "nước bẩn", người dân thôn Thạnh Đức nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng. Đặc biệt, vào mùa mưa, người dân không dám dùng "nước sạch" do mình bỏ tiền ra mua để nấu ăn, uống...
Công trình nước sạch xuống cấp trầm trọng
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên ngày 14.9, nước sạch cấp cho người dân thôn Thạnh Đức có màu vàng đục, cặn bùn và mùi hôi. Nguồn nước này do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Phú Yên cấp đến các hộ dân bằng đường ống, người dùng phải trả tiền với giá 6.000 đồng/m3.
Theo người dân, chỉ cần một cơn mưa xuống thì ngày hôm sau nước sạch sẽ chuyển màu vàng đục. Nước xả ra xô, chậu hay thau để một đêm sẽ lắng đọng một lớp cặn bùn. Tình trạng này khiến người dân rất bức xúc vì cho rằng nước sạch nhưng đục, nhiều người không dám dùng để nấu đồ ăn, uống...
Anh Trần Nhật Ti (39 tuổi, ở thôn Thạnh Đức) cho biết, những ngày gần đây, nguồn nước sạch ở địa phương rất đục, "đục như nước sông". "Nhìn nước như thế này mà bảo nước sạch đã qua xử lý thì chẳng ai tin. Tình trạng này không phải mới một hai ngày mà đã kéo dài rất nhiều năm rồi. Người dân nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương mong giải quyết sớm nhưng đến nay vẫn phải bỏ tiền đi mua nước bẩn", anh Ti nói.
Bà Huỳnh Thị Lan (67 tuổi, ở thôn Thạnh Đức) cũng rất bức xúc: "Cứ chiều nay mưa thì kiểu gì hôm sau nước cũng đục ngầu. Nhiều năm nay vẫn cứ như vậy. Đến mùa mưa, chúng tôi phải hứng nước mưa hoặc dùng nước giếng chứ chẳng mấy ai dùng nước sạch để nấu ăn, uống. Tiền nước chúng tôi đóng đầy đủ không thiếu đồng nào mà sao cứ mãi chịu cảnh này?".
Theo ông Hồ Hữu Như, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Phú Yên, công trình nước sạch phục vụ người dân thôn Thạnh Đức được đưa vào sử dụng từ năm 2009, với công suất 300 m3/ngày, hút nước trực tiếp từ sông Kỳ Lộ, thông qua các bước xử lý sẽ truyền tải nước sạch về cung cấp cho người dân. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, công trình đã xuống trầm trọng.
"Sau những cơn mưa, nước đầu nguồn về rất bẩn, chúng tôi đã xử lý lọc rất chậm từ 300 m3/ ngày xuống còn khoảng 150 m3/ ngày. Tuy nhiên, với hệ thống xử lý thô sơ cách đây 15 năm thì lọc như vậy là đã hết sức rồi", ông Như nói.
Đến khi nào dân mới có nước sạch ?
Không chỉ đối mặt với tình trạng nước sinh hoạt bị bẩn, người dân thôn Thạnh Đức còn phải chịu cảnh chia nhau nước để dùng, thậm chí là bị cắt nước sạch dài ngày.
"Hiện chúng tôi vẫn dùng nước theo giờ, mỗi ngày họ chỉ cấp nước 1 lần khoảng 2 tiếng đồng hồ, không có giờ giấc cố định, khi thì có nước vào buổi sáng, lúc thì buổi chiều, thậm chí là buổi tối. Vào mùa khô, chúng tôi thường xuyên bị cắt nước nhiều ngày mới có lại. Dân ở đây cũng quen rồi nên nhà ai cũng mua sẵn xô chậu để trữ nước. Nước sinh hoạt 4 - 5 ngày mới có một lần thì sao mà sống nổi", bà Huỳnh Thị Lan nói.
Nhiều năm qua, người thôn Thạnh Đức buộc phải sử dụng nước giếng để sinh hoạt, dẫu biết rằng nước giếng không đảm bảo vệ sinh vì gần chuồng gia súc, gần đồng ruộng, có nguy cơ mạch nước ngầm bị ngấm thuốc bảo vệ thực vật...
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đã nhiều lần phản ánh về vấn đề thiếu nước sạch, nước sạch không đảm bảo chất lượng... Chính quyền địa phương cũng đã có văn bản kiến nghị cấp trên nhưng vẫn chưa được giải quyết.
"Để khắc phục, UBND H.Đồng Xuân đã có văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT đấu nối đường ống cấp nước công trình nước sạch xã Xuân Quang 2 đến Trạm cấp nước sinh hoạt tập trung thôn Thạnh Đức, xã Xuân Quang 3 phục vụ nước sinh hoạt cho người dân người dân", ông Trần Quốc Huy, Phó chủ tịch UBND H.Đồng Xuân, nói.
Nguồn: Kenh14; Người Đưa Tin; Thanh Niên
Người bạn giúp Trương Mỹ Lan trả nợ; Cựu Thứ trưởng từng có tiền án; Gánh nặng chi phí đè DN; Biến 2ha nông nghiệp thành trường lái
Thiên tai dị thường, khốc liệt hơn; Thi thể đang phân hủy ở ban công bệnh viện; Xe bán tải tông sập tiệm spa; Hai mặt của Tuấn Hưng
Lý Nhã Kỳ & loạt drama; DJ Bé Vi – người tình của ‘trùm’ buôn ma túy; Ồn ào ở show Tuấn Hưng, Duy Mạnh; Sao nữ bị lừa tiền tỷ
Kỷ luật nguyên Bí thư 2 tỉnh; Vụ ‘chuyến bay giải cứu’; Mức án đại án Vạn Thịnh Phát; Truy nã Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Ồn ào chèn ép nghệ sĩ; Nam diễn viên bị nắm clip nóng; Khủng hoảng của Negav; Livestream vụ sạt lở, nam thanh niên tử vong
Tình tiết mới vụ Tân Hoàng Minh; Cuộc đua mở chuỗi nhà thuốc; Đất nền ven HN biến động; ‘Méo mặt’ vì ngừng bán rồi tăng giá
Xâm hại con gái người tình; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0; Đâm chết chồng vì hay nhậu; Mẹ bỏ con vào thùng xốp; Tội ác của nghịch tử
Nam sinh thân mật với cô giáo; Bé 6 tuổi nghi bị bạo hành; Thiếu nữ bị cô ruột ‘xởn tóc’; Nghịch tử sát hại mẹ ruột
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá