200 tỷ đô 'chạy' khỏi TQ; Nhật siết trừng phạt Nga; Sóng ngầm nước Nga; Nga phóng tên lửa vào Kiev; Israel đột kích Jenin

200 TỶ USD 'THÁO CHẠY' KHỎI TRUNG QUỐC: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

(Ảnh minh hoạ).

Quyết định dỡ bở quy định hạn chế để phòng dịch Covid-19 của Trung Quốc đang thúc đẩy làn sóng di cư của nhóm người giàu có ở nước này.

Các chuyên gia tư vấn nhập cư cho biết, theo các cuộc phỏng vấn của họ, kể từ khi chính sách Zero Covid kết thúc vào tháng 12, nhiều người giàu có của Trung Quốc đã bắt đầu tìm hiểu về bất động sản hoặc lên kế hoạch di cư. Xu hướng này đang trở thành rủi ro lớn với tình trạng chảy máu chất xám ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Ngoài ra, dòng vốn chảy ra nước ngoài có thể gây áp lực cho thị trường tài chính nước này.

Trong 2 năm qua, những lần điều chỉnh quy định của Bắc Kinh đối với một số ngành như công nghệ, bất động sản và giáo dục, cũng như nỗ lực thúc đẩy "thịnh vượng chung" của Chủ tịch Tập Cận Bình, đã khiến nhóm người giàu nước này lo sợ.

Công ty luật nhập cư Canada Sobirovs nhận thấy nhu cầu của khách hàng Trung Quốc di cư đến các nước Bắc Mỹ ngày càng tăng. Feruza Djamalova - luật sư tại Sobirovs, cho biết: "Tôi thấy rằng, 6 tháng qua đã khiến mọi người lo ngại và số lượng đăng ký tư vấn đã tăng đột biến. Giờ đây, các khách hàng ở Trung Quốc của chúng tôi sẵn sàng rời đi càng sớm càng tốt."

Trước đại dịch, Trung Quốc chứng kiến khoảng dòng vốn 150 tỷ USD "tháo chạy" ra nước ngoài, nhưng số tiền này còn có thể cao hơn vào năm 2023 do họ không thể ra nước ngoài trong 3 năm qua, theo Alicia Garcia Herrero - nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis.

Garcia Herrero nói thêm: "Trung Quốc sẽ phải đối mặt với dòng tiền lớn chảy ra trong năm nay. Điều này có thể gây áp lực lên đồng NDT và tài khoản vãng lai." Bà nhận định, dòng vốn chảy ra có thể không lớn hơn những năm trước, nếu nhiều người không rút được tiền nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến lực lượng lao động, năng suất và tăng trưởng.

Theo báo cáo hồi tháng 9 của Credit Suisse, Trung Quốc có số lượng người siêu giàu lớn thứ 2 sau Mỹ, với hơn 32.000 người nắm giữ tài sản trên 50 triệu USD.

Việc giới nhà giàu tìm cách ra nước ngoài đã bắt đầu tư năm ngoái. Khoảng 10.800 Trung Quốc giàu có đã di cư vào năm 2022, nhiều nhất kể từ năm 2019 và cao thứ 2 sao Nga, theo World Wealth, hãng tình báo dữ liệu toàn cầu của công ty tư vấn di cư đầu tư Henley & Partners.

Henley nhận thấy các câu hỏi từ khách hàng Trung Quốc về vấn đề di cư tăng hơn gấp 4 lần trong những ngày sau khi nước này mở cửa trở lại so với tuần trước đó. Tỷ lệ di cư trong giai đoạn đầu của đại dịch ở mức thấp, nhưng tăng gấp đôi vào năm 2022.

Juwai IQI - công ty bất động sản hỗ trợ các thương vụ quốc tế cho khách hàng châu Á, cho biết số lượng yêu cầu từ người mua Trung Quốc giảm 26% vào năm 2021 và giảm 11% vào năm 2022, nhưng tăng 55% vào năm 2023.

Theo Denny Ko - luật sư về nhập cư ở Hong Kong chuyên tư vấn cho khách hàng giàu có Trung Quốc, những người thực sự giàu đã có kế hoạch dự phòng trong nhiều năm. Những người đang tìm kiếm lựa chọn ở hiện tại thường là tầng lớp thấp hơn, bao gồm thương lưu, trung lưu, doanh nhân và giám đốc điều hành cấp cao.

Trong bối cảnh giới nhà giàu tìm cách đầu tư ở nước ngoài, các ngân hàng tư cũng nắm bắt cơ hội, mở văn phòng để "theo đuổi" dòng vốn. Họ đã thuê địa điểm ở Singapore để phục vụ khách hàng Trung Quốc nhà giàu đang đầu tư vào thành phố này. "Cơn lũ" vốn đã khiến mọi thứ ở Singapore tăng chóng mặt, từ biệt thự, thẻ hội viên câu lạc bộ golf cho đến doanh số bán xe sang.

JPMorgan Chase & Co. và Julius Baer Group Ltd. là một trong số các ngân hàng có văn phòng ở cả những địa điểm khác, như khu vực Vịnh San Francisco và Zurich có nhân viên nói tiếng Quan thoại, nguồn tin thân cận tiết lộ. Đại diện của Julius Baer xác nhận họ có nhân viên nói tiếng Quan thoại ở Thụy Sĩ để phục vụ nhóm khách hàng giàu có đến từ châu Á - Thái Bình Dương.

Dahua cũng là một người muốn rời khỏi Trung Quốc. Gia đình cô điều hành một doanh nghiệp dược phẩm ở miền trung Trung Quốc. Đây là không phải lần đầu tiên, nhưng cô hy vọng mình có thể ra nước ngoài ngay bây giờ. Nỗ lực lấy thẻ xanh trước đó của Dahua đã gặp trở ngại khi cô trở về Trung Quốc trước đại dịch và không đáp ứng yêu cầu về thời gian sinh sống ở Mỹ.

Hiện tại, Dahua đang cân nhắc về chương trình ở Canada, cho phép người nộp đơn theo học tại đó và có thường trú nhân sau khi làm việc vài năm. Cô chia sẻ, rất nhiều đồng nghiệp và bạn bè của cô đã di cư hoặc đang tích cực tìm hiểu về lựa chọn này.

Trung Quốc lại có quy định kiểm soát vốn chặt chẽ. Công dân đại lục chỉ có thể chuyển số tiền NDT tương đương 50.000 USD sang ngoại tệ mỗi năm. Tuy nhiên, khi quốc gia này mở cửa trở lại thì dòng tiền cũng nhanh chóng "chạy" theo hoạt động du lịch.

Chen Zhiwu - giáo sư ngành tài chính tại Đại học Hong Kong, cho hay: "Nếu vài triệu người ra khỏi Trung Quốc và đi du lịch trong năm nay, điều này có thể khiến dự trữ ngoại hối của nước này mất hàng chục tỷ USD."

Chen ước tính rằng, dòng outflow này có thể đạt từ 100 tỷ USD đến 200 tỷ USD trong năm nay. Ông cho rằng, dòng vốn chảy ra sẽ tạo "áp lực giảm giá" với đồng NDT, song NHTW vẫn có thể can thiệp để giữ đồng tiền này ở mức ổn định.

Tuy nhiên, theo Iris Pang - nhà kinh tế trưởng Trung Quốc đại lục tại ING Groep, các gia đình Trung Quốc vẫn gặp khó khăn khi ra nước ngoài, vì kinh tế có khả năng suy thoái ở một số nơi phổ biến như châu Âu và Mỹ nên khả năng tìm việc của họ có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, chính sách nhập cư cũng được thắt chặt ở mọi như từ Bồ Đào Nha đến Malta.

(Nguồn: Soha)

NHẬT BẢN SIẾT TRỪNG PHẠT NGA

Nhật Bản bổ sung hàng hóa vào danh sách cấm xuất khẩu cho Nga, đóng băng tài sản các quan chức, thực thể của Moskva liên quan chiến sự Ukraine.

"Trước tình hình Ukraine và để đóng góp cho nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ hòa bình, Nhật Bản sẽ áp các lệnh cấm xuất khẩu tương tự như các quốc gia lớn khác", Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết hôm nay.

Theo METI, Nhật Bản sẽ cấm xuất khẩu hàng loạt hàng hóa có thể sử dụng để tăng cường năng lực quân đội Nga cho 49 tổ chức ở nước này từ ngày 3/2. Trong số các hàng hóa có vòi rồng, thiết bị thăm dò khí đốt, thiết bị bán dẫn, vaccine, chất nổ và robot.

Nhật Bản còn đóng băng tài sản của ba tổ chức và 22 cá nhân ở Nga, trong đó có công ty máy bay Irkut, nhà sản xuất tên lửa đất đối không MMZ Avangard, Thứ trưởng Quốc phòng Mikhail Mizintsev, Bộ trưởng Tư pháp Konstantin Chuychenko cùng 14 cá nhân ủng hộ Moskva có liên quan đến việc "sáp nhập" các vùng lãnh thổ đông nam Ukraine.

Điện Kremlin cảnh báo động thái của Nhật Bản sẽ gây tổn hại quan hệ song phương. "Nhật Bản ngay từ ban đầu đã chọn nằm trong nhóm các quốc gia không thân thiện. Quan hệ song phương chắc chắn sẽ đối mặt các hậu quả", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Nhật Bản ra quyết định sau khi giới chức Ukraine cáo buộc Nga ngày 26/1 tập kích tên lửa vào nhiều khu vực ở nước này khiến 11 người thiệt mạng. Nga chưa bình luận về thông tin nhưng nhiều lần khẳng định không nhằm vào khu dân cư, chỉ nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

Kể từ tháng 3, Nhật đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga, trong đó có đóng băng tài sản của Tổng thống Vladimir Putin và các thành viên trong gia đình ông, nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Nga đã đáp trả bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt như lệnh cấm nhập cảnh đối với nhiều quan chức Nhật, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.

Hồi giữa tháng này, Thủ tướng Kishida hội đàm với Tổng thống Mỹ Biden và ra tuyên bố chung chỉ trích Nga. Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, sau đó bình luận rằng Tokyo "khúm núm" trước Washington.

(Nguồn: Vnexpress)

SÓNG NGẦM TRONG LÒNG NƯỚC NGA

(Ảnh minh hoạ).

Châu Âu đang có chiến tranh – bây giờ quan trọng nhất là phải làm tất cả những gì có thể làm để phe chính nghĩa phải chiến thắng – Cựu ngoại giao Nga Boris Bondarev nói.

Nước Anh đang có chiến tranh với Nga. Nó có vẻ khó tin. Các chính trị gia của bạn có thể không hiểu điều đó. Nhưng tin tôi đi – đối với Vladimir Putin bạn của kẻ thù của ông ta là kẻ thù đáng căm nhất.

Nước Anh đã trung thành ủng hộ Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm ngoái. Và kẻ độc tài sẽ không bao giờ quên hay tha thứ cho nước Anh vì điều đó.

Ngày nay, nhiều độc giả của Mail có thể lo lắng rằng, bằng cách tăng cường viện trợ vũ trang cho Ukraine, Anh và NATO đang làm leo thang nguy cơ chiến tranh tổng lực với Nga.

Nhưng bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi đó. Đừng để Putin nuôi dưỡng sự hèn mạt khiếp nhược đó trong bạn – Đó là lý do tại sao lời chỉ trích của Boris Johnson trên Mail tuần này lại quan trọng đến vậy.

Bằng ngôn ngữ điển hình, ông kêu gọi phương Tây cứng rắn hơn. Đó chính là tinh thần mà thế giới cần bây giờ.

Tôi nói với tư cách là một người Nga yêu nước sâu sắc. Trong 20 năm, tôi đã làm việc trong ngành ngoại giao Nga, trước khi từ chức trong sự phẫn nộ vào tháng 5 năm ngoái để phản đối cuộc xâm lược – nhà ngoại giao Nga duy nhất đã làm được điều đó cho đến nay.

Tôi thấy Putin và tay chân của ông ta đã bị lừa dối như thế nào, và bất chấp mọi thứ, họ tin rằng phương Tây quá hèn yếu để chống lại sự xâm lược của họ.

Sự thật là chừng nào Putin còn nắm quyền, châu Âu sẽ không bao giờ an toàn trước mối đe dọa chiến tranh với Nga, chủ nghĩa khủng bố do nhà nước hậu thuẫn hoặc bóng ma hủy diệt hạt nhân mà nước này tượng trưng.

Đó là lý do tại sao cuộc chiến phải tiếp tục.

Putin nắm giữ hàng ngàn vũ khí hạt nhân chiến lược và tầm xa trong kho vũ khí của mình. Việc sử dụng chúng có thể là điều không tưởng đối với bạn — nhưng với Putin và cận thần của ông ta thì không.

Kho vũ khí tàn khốc này đe dọa tất cả các quốc gia NATO, đặc biệt là Mỹ, quốc gia đã cung cấp nhiều nguồn tài nguyên cho Tổng thống Zelensky ở Kiev hơn bất kỳ đồng minh nào khác.

Đức cũng vậy, bằng cách đồng ý gửi 14 xe tăng Leopard 2 trong tuần này (tương ứng với 14 chiếc Challengers do Vương quốc Anh gửi đến), đã thực hiện một bước đi dũng cảm và không thể thay đổi.

Đó là một cử chỉ táo bạo. Nhưng Zelensky đã nói rõ rằng vài chục xe tăng sẽ không đủ. Anh ta cần ít nhất 300.

Phương Tây có khả năng cung cấp chúng – và họ phải làm như vậy mà không do dự.

Tại sao? Vì đây không phải là một cuộc chiến nhỏ. Putin có thể gọi một số lượng gần như vô hạn lính nghĩa vụ làm bia đỡ đạn.

Nhưng mặc dù ông ta sẽ vứt bỏ rất nhiều mạng sống của những người đàn ông khác, nhưng điều đó không giống như một đội quân.

Khi cuộc xâm lược bắt đầu vào đầu năm ngoái, thế giới đã đánh giá quá cao sức mạnh của Nga. Các đồng nghiệp của tôi tại Phái bộ Nga tại Văn phòng Liên Hợp quốc ở Geneva đều tin vào những tuyên bố của các tướng lĩnh của Putin rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” sẽ kết thúc trong vòng 96 giờ và “Phương Tây sẽ phải chấp nhận” – họ nói- “Người Mỹ hèn nhát và người châu Âu yếu đuối, sẽ không dám chống lại chúng ta” (!?)

Nhưng điều đó đã được chứng minh là một ảo tưởng, khi Ukraine tỏ ra ngoan cường, cứng rắn và bất chấp; và ngay sau đó nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, với người đi đầu là Boris Johnson, đã nhanh chóng thể hiện quyết tâm của họ.

Nhưng giờ đây, bất chấp những đề xuất quân sự mới nhất, quyết tâm ban đầu đó đang trở thành chủ nghĩa tự mãn. Thay vì dốc hết sức hỗ trợ, ngay cả Vương quốc Anh cũng miễn cưỡng cam kết mọi hỗ trợ mà Kyiv cần. Đức đã do dự trong nhiều tháng trước khi quyết định gửi xe tăng Leopard của mình.

Ukraine không thể chấp nhận sự chậm trễ như vậy nếu muốn giành chiến thắng. Hiện tại, nó đang bất chấp các tỷ lệ cược. Sẽ là một sai lầm khủng khiếp nếu đánh giá thấp Nga trong năm nay – khi nước này lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới tàn khốc vào mùa xuân – như đã được đánh giá vào năm 2022.

Tôi đã phạm một sai lầm tương tự khi Putin đang chuẩn bị cho chiến tranh. Tôi đã đánh giá thấp khả năng phạm tội ác chống lại loài người của ông ta.

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi ngày càng có cảm giác rằng nạn tham nhũng ở đất nước tôi cuối cùng sẽ lấn át chúng tôi. Được cai trị bởi một kẻ hoang tưởng tự đại, được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền, với sự mua chuộc làm tê liệt mọi khía cạnh của nền kinh tế của chúng ta, nước Nga đang dần bị bóp nghẹt.

Nhưng tôi tin tưởng vào sự kiên cường của người dân Nga và tôi vô cùng hy vọng rằng đất nước của chúng tôi có thể phục hồi – ngay cả khi phải mất thêm 20 năm nữa và phần còn lại của sự nghiệp của tôi.

Tôi sinh ra ở Moscow năm 1980, trong một gia đình yêu nước sâu sắc. Ông nội tôi từng là một anh hùng của Liên Xô, một vị tướng dũng cảm đã lãnh đạo một sư đoàn bộ binh của Hồng quân chống lại quân Đức Quốc xã xâm lược trong Thế chiến II, mà người Nga chúng tôi gọi là ‘Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại’.

Mặc dù tôi chưa bao giờ biết ông ấy, nhưng ông ấy là một sự hiện diện đầy cảm hứng trong gia đình chúng tôi: những câu chuyện về lòng dũng cảm của ông ấy đã trở thành huyền thoại. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy phát ốm khi quân đội Nga tiến vào Ukraine năm ngoái.

Năm 1944, quân ta là một trong những người giải phóng, đánh đuổi bọn phát xít sát nhân. Nhưng bây giờ, vào năm 2022, chúng tôi là những kẻ xâm lược. Ông tôi sẽ kinh hoàng.

Nhưng không giống như một người sống trong một nền dân chủ, tôi không thể làm một cử chỉ đơn giản để phản đối. Nếu tôi lên tiếng, tôi sẽ mất việc và bị trục xuất khỏi đất nước của mình, nơi sẽ không bao giờ an toàn cho tôi nữa.

Tại Phái bộ ở Geneva, tôi không thể nói cho ai biết tôi cảm thấy thế nào. May mắn thay, 20 năm trong ngành ngoại giao đã rèn luyện rất tốt để duy trì nụ cười chuyên nghiệp. Có lẽ một số đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ sự khó chịu của tôi, nhưng chúng tôi giữ kín điều đó với nhau.

Người duy nhất tôi có thể tin tưởng để tiết lộ bí mật của mình là vợ tôi, Stanislava. Cô ấy cũng ngày càng vỡ mộng: cô ấy làm việc trong khu vực bán tư nhân, có mối quan hệ trong các ngành cung cấp cho khu liên hợp quân sự, và tình trạng tham nhũng và kém cỏi mà cô ấy gặp phải là điều hiển nhiên.

Tháng 1 năm ngoái, cô ấy quyết định nghỉ việc, trước quyết định của chính tôi.

Cô ấy hiểu tôi cảm thấy bực bội như thế nào khi các thông báo của tôi tới Moscow không bao giờ có thể nói lên sự thật. Không có lời nói dối hay bịa đặt công khai nào, nhưng sự thật phải được thể hiện bằng nhiều lớp từ ngữ thận trọng.

Putin chỉ nghe những gì ông ấy muốn nghe, vì vậy không quan chức cấp cao nào muốn được nói điều gì đó có thể khiến tổng thống không hài lòng.

Ở mọi tầng lớp quan chức Nga, cấp dưới được chọn không phải dựa trên năng lực mà vì lòng trung thành của họ, thường là từ bạn bè và gia đình.

Trên hết, đây là lý do tại sao các tướng lĩnh đã hứa với Putin rằng, cuộc xâm lược Ukraine của ông sẽ được chào đón bằng những tràng pháo tay và hoa.

Bản thân họ cũng nửa tin nửa ngờ – bởi vì thật nguy hiểm khi tin vào bất cứ điều gì khác.

Họ — cũng như những người bạn theo chủ nghĩa đạo tặc của Putin — càng sớm nhận ra rằng cuộc chiến đã thất bại, thì nhà độc tài sẽ càng sớm ra đi và chế độ của ông ta sẽ sụp đổ.

Trong vài năm qua, tôi đã nhiều lần ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều nhà ngoại giao Nga — kể cả một số người đã sống ở phương Tây trong nhiều năm — cho rằng các nền dân chủ không hơn gì Nga. Ho tự tin tuyên bố rằng quyền lực tập thể và tự do là ảo tưởng. Họ tin rằng Joe Biden có thể gọi điện cho thống đốc bang và ra lệnh, giống như Putin vẫn làm. Họ tin rằng các thẩm phán (Mỹ) sẽ làm những gì cảnh sát trưởng nói với họ, và rằng cảnh sát trưởng được trả tiền từ các băng đảng có tổ chức.

Vào tháng 5, khi chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để bảo đảm an toàn cho mình, tôi đã đưa ra một tuyên bố, tuyên bố phản đối chiến tranh.

Vâng, vợ tôi và tôi hiện đang gặp nguy hiểm từ Putin, nhưng mọi người ở châu Âu cũng vậy. Nhưng tất cả chúng ta cần thôi giả vờ: lục địa đang có chiến tranh. Bây giờ tất cả những gì quan trọng là bên đúng phải chiến thắng.

(Nguồn: Báo Tiếng Dân)

NGA PHÓNG TÊN LỬA VÀO UKRAINE SAU KHI PHƯƠNG TÂY TUYÊN BỐ VIỆN TRỢ XE TĂNG

Nga đã phóng một loạt tên lửa vào Ukraine hôm thứ Năm, một ngày sau khi Đức và Hoa Kỳ cam kết cung cấp xe tăng để hỗ trợ Kiev chống lại cuộc xâm lược.

Lực lượng cứu hộ khẩn cấp của Ukraine cho biết đã có 11 người tử vong và 11 người khác bị thương sau khi 35 tòa nhà bị đổ sập ở một số khu vực.

Lực lượng này cho biết thêm các tòa nhà dân cư là ở khu vực Kyiv bị thiệt hại nặng nề nhất.

Giới chức cũng báo cáo rằng đã có các cuộc tấn công nhắm vào hai cơ sở năng lượng ở khu vực Odesa.

Cuộc tấn công diễn ra vào lúc Nga nói họ coi việc cung cấp xe tăng là sự can dự "trực tiếp" của phương Tây vào cuộc xung đột.

Trong một cuộc tấn công liên tục và trên diện rộng, người đứng đầu quân đội Ukraine cho biết Moscow đã phóng 55 tên lửa trên không và trên biển trong hôm thứ Năm.

Ông Valery Zaluzhny nói thêm rằng 47 quả trong số đó đã bị bắn hạ, trong đó có 20 quả ở khu vực quanh Kyiv.

Trước đó, lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ một nhóm máy bay không người lái tấn công do Iran sản xuất mà quân Nga phóng đi từ Biển Azov ở miền nam Ukraine.

Các quan chức cho biết một người đàn ông 55 tuổi đã thiệt mạng và hai người khác bị thương khi các tòa nhà không phải là nhà ở ở phía nam thủ đô bị tấn công.

Cuộc tấn công là sự tiếp nối chiến thuật kéo dài nhiều tháng của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Trong mùa đông lạnh giá, các nhà máy điện đã bị phá hủy và hàng triệu người không có điện thắp sáng.

DTEK, hãng sản xuất điện tư nhân lớn nhất của Ukraine, cho biết sau các cuộc đình công hôm thứ Năm, việc cắt điện khẩn cấp đã được thi hành ở Kyiv và một số khu vực khác để giảm bớt áp lực lên lưới điện.

Trước đó một ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hứa sẽ cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng Leopard 2, sau nhiều tuần chịu sức ép quốc tế. Chúng được coi là nằm trong số những xe tăng chiến đấu hiệu quả nhất hiện có.

Những thứ vũ khí hạng nặng này dự kiến sẽ đến nơi vào cuối tháng Ba hoặc đầu tháng Tư.

Tổng thống Joe Biden sau đó tuyên bố Hoa Kỳ sẽ gửi 31 xe tăng chiến đấu M1 Abrams, đánh dấu sự đảo ngược lập luận lâu nay của Lầu Năm Góc rằng chúng không phù hợp với chiến trường Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh động thái này nhưng hối thúc việc giao xe tăng nhanh chóng. Ông cũng kêu gọi phương Tây gửi tên lửa tầm xa và máy bay chiến đấu.

Nhưng để xe tăng trở thành "thứ làm thay đổi cuộc chơi", Ukraine sẽ cần có từ 300 đến 400 chiếc, một cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói với chương trình Today của BBC Radio 4.

"Chúng tôi càng sớm đánh bại Nga trên chiến trường bằng vũ khí phương Tây bao nhiêu thì chúng tôi càng sớm có thể ngăn chặn cuộc khủng bố tên lửa này và khôi phục hòa bình," ông Yuriy Sak nói.

Phát biểu trong cùng một chương trình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết việc gửi xe tăng tới Ukraine sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với khả năng giành chiến thắng của Ukraine trong cuộc chiến.

Ông cũng cảnh báo rằng Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới, ngay khi có các tường thuật từ Ukraine về các cuộc tấn công tên lửa sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hồi đêm.

(Nguồn: BBC)

QUÂN ISRAEL ĐỘT KÍCH VÀO JENIN, GIẾT CHẾT 7 TAY SÚNG VÀ 2 THƯỜNG DÂN PALESTINE

(Ảnh minh hoạ).

Biệt kích Israel giết chết 7 tay súng và 2 thường dân trong một cuộc đột kích vào một thị trấn điểm nóng ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng hôm 26/1, các quan chức Palestine cho biết, làm dấy lên lo ngại sẽ có thêm xung đột sau vụ việc đơn lẻ có số người chết lớn nhất trong nhiều năm giao tranh.
Các nhà hòa giải của Liên Hợp Quốc và Ả rập cho biết họ đang đàm phán với Israel và các phe phái Palestine với hy vọng ngăn chặn leo thang sau cuộc đụng độ ở Jenin, là một trong các địa điểm ở phía bắc Bờ Tây vốn đã chứng kiến việc Israel tăng cường các hoạt động hồi năm ngoái.
Quân đội Israel cho biết họ đã triển khai lực lượng đặc biệt vào Jenin để bắt giữ các thành viên của nhóm vũ trang Thánh chiến Hồi giáo bị nghi ngờ đã thực hiện và lên kế hoạch ‘nhiều cuộc tấn công khủng bố lớn’, bắn một số người trong bọn họ sau khi họ nổ súng.

Thánh chiến Hồi giáo, còn gọi là phong trào Jihad, cho biết hai người của họ đã chết trong lúc chiến đấu với cuộc đột kích sâu bất thường vào trại tị nạn ở Jenin, một cứ điểm của phiến quân. Bốn tay súng bị giết được Hamas nói là người của họ, một người khác thuộc cánh vũ trang của Fatah, phong trào chính trị của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Hai người chết khác là một nam và một nữ thường dân, người dân địa phương cho biết.
Các cuộc đàm phán của ông Abbas với Israel do Mỹ bảo trợ để bàn về quy chế nhà nước Palestine đã bị đình trệ hồi năm 2014.
Người phát ngôn của ông Abbas lên án vụ tấn công vào Jenin là ‘thảm sát được tiến hành trong bối cảnh cộng đồng quốc tế im lặng đáng ngờ’.
Trong cuộc đụng độ kéo dài ba giờ, tiếng súng vang lên trong những con hẻm chật chội của trại tị nạn, cũng như những tiếng nổ thi thoảng từ những quả bom tự chế do các chiến binh kích nổ. Thanh niên ném đá vào xe quân đội. Không có thương vong từ phía Israel.
Sau khi binh lính rút lui và khói và hơi cay bay hết, những dân thường đã chạy ra xa liền đổ về trại tị nạn để kiểm tra thương vong. Một tòa nhà hai tầng là tâm điểm giao tranh đã bị thiệt hại nặng nề.
Bạo lực đã gia tăng kể từ khi có một loạt các cuộc tấn công đường phố chết chóc của người Palestine ở Israel vào tháng 3 và tháng 4. Bế tắc ngoại giao đã giúp Hamas và Jihad tranh thủ được sự ủng hộ của người Palestine. Hai nhóm này từ chối chung sống hòa bình với Israel. Nước này gần đây có chính phủ mới cứng rắn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu với các thành viên nội các phản đối việc Palestine thành lập nhà nước.
Một quan chức Jihad nói với Reuters rằng họ đã yêu cầu các nhà hòa giải quốc tế cảnh báo Israel rằng bạo lực Jenin ‘có thể lan rộng khắp nơi’. Phó lãnh đạo Hamas, ông Saleh Al-Arouri, cho biết trong một tuyên bố rằng phản ứng vũ trang ‘sẽ sớm xảy ra’.

(Nguồn: VOA)

(Xem thêm:

=> Bước ngoặt cuộc chơi xe điện; Giá lạnh càn quét Đông Á; Nga thiếu thuốc; Ukraine rút quân khỏi Soledar, đòi thêm máy bay ).

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Việt Nam

Người Việt hải ngoại

EU

Thế giới

Lên đầu trang