Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tổng mức đầu tư cho dự án ước tính khoảng 550 tỷ đồng, được lấy từ ngân sách thành phố. TP. Hà Nội cam kết hoàn thành công trình trước tháng 9/2025.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - ông Trần Sỹ Thanh đã gửi văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp nhằm bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo báo cáo, sông Tô Lịch hiện đang chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân sinh sống dọc hai bên bờ.
Trước đây, Hà Nội đã triển khai các dự án thoát nước giai đoạn 1 và 2, đồng thời đang thực hiện dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
Khi nhà máy xử lý nước thải này đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2024 (dự kiến hoàn thiện toàn bộ hệ thống vào năm 2027), các nguồn nước thải sẽ được thu gom và xử lý, dẫn đến tình trạng khô cạn ở sông Tô Lịch.
UBND TP. Hà Nội cho biết, theo quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, việc bổ cập nước từ sông Hồng cho sông Nhuệ và sông Tô Lịch sẽ chưa thể hoàn thành trước giai đoạn 2026-2030.
Trong bối cảnh đó, việc nhanh chóng khôi phục dòng chảy sông Tô Lịch, đảm bảo cảnh quan và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, được xác định là nhiệm vụ cấp bách.
Đặc biệt, vào mùa khô, sông Tô Lịch có nguy cơ trơ lớp bùn đáy, gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
Do vậy, UBND TP. Hà Nội đề xuất xây dựng công trình khẩn cấp để nhanh chóng bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, với tính khả thi cao và phù hợp thực tế.
Tổng mức đầu tư cho dự án ước tính khoảng 550 tỷ đồng, được lấy từ ngân sách thành phố. Hà Nội cam kết hoàn thành công trình trước tháng 9/2025.
Hiện tại, thành phố chưa công bố chi tiết phương án bổ cập nước, nhưng theo các chuyên gia, một phương án khả thi là xây dựng trạm bơm tại sông Hồng để dẫn nước về sông Tô Lịch thông qua hệ thống ống dẫn.
Theo đề xuất, ống dẫn nước sẽ được lắp đặt trong cống hộp bê tông cốt thép khi đi qua đê để đảm bảo an toàn.
Sau đó, hệ thống ống sẽ chạy dọc đường Võ Chí Công và dẫn nước về điểm đầu sông Tô Lịch tại khu vực mương Nghĩa Đô (đường Hoàng Quốc Việt). Tại đây, một bể lắng có thể được xây dựng nhằm giảm lượng phù sa từ nước sông Hồng trước khi đưa vào sông Tô Lịch.
Những năm qua, nút thắt “cổ chai” cầu Long Thành, Trạm thu phí Long Phước hay nút giao An Phú đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều lái xe khi lưu thông trên tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đặc biệt là sau khi kết nối đồng bộ với hai tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và Vĩnh Hảo – Phan Thiết, lưu lượng trên tuyến càng bùng nổ. Thời điểm càng đến cuối năm, Tết đến, nỗi lo kẹt xe trên tuyến cao tốc ở khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố, càng là mối bận tâm của nhiều người.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, ùn tắc giao thông lại đặt thêm một gánh nặng đối với đời sống kinh tế của người dân, bởi sự lãng phí về thời gian, chi phí xăng dầu, gây thiệt hại không nhỏ cho sự phát triển kinh tế, chưa kể đến hệ lụy ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu ngày càng hiển hiện.
Trong khi người dân vẫn mòn mỏi chờ đợi từng ngày cao tốc được mở rộng để giải “nút nghẽn” ùn tắc thì Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài Chính mất hai năm để phân tích lý do “giành” nguồn tiền trong ngân sách, khiến dự án “đứng bánh” trong ngần ấy năm.
Sự nghịch lý này nằm ở cơ chế và chính sách cần được tháo gỡ. Nếu áp dụng phương án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có ý kiến lo ngại rằng, tuyến cao tốc này trước đây được giao VEC làm chủ đầu tư và khai thác, bảo trì và thu phí trả nợ của Nhà nước, nếu thay chủ thể mới sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa 2 doanh nghiệp.
Nhưng nếu để VEC tiếp tục đầu tư dự án mở rộng theo phương án đầu tư công thì nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT đã không còn. Nếu sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 phải chờ sau khi Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2025, như vậy sẽ không thể hoàn thành dự án kịp tiến độ khai thác sân bay quốc tế Long Thành.
Trên cơ sở đó, tại cuộc họp hồi tháng 5/2024 vừa qua, để cấp vốn cho cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cho phép khoanh nợ trái phiếu và hoàn tất thủ tục tăng vốn cho VEC để doanh nghiệp này sớm huy động được nguồn vốn đầu tư mà không phải đụng chạm lợi ích các bên.
Đề xuất của Bộ GTVT rất cần được cân nhắc, do tính cấp bách hiện nay của dự án phải sớm được đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng giao thông như cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các cảng biển, sân bay quốc tế Long Thành.
Rõ ràng nhất là đầu tháng 12 vừa qua, lần thứ năm Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tiến độ xây dựng sân bay Long Thành và chốt chủ trương nâng cấp tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 làn xe, cho thấy sự cấp thiết về kết nối giao thông, đồng bộ hạ tầng trong bối cảnh mới, tạo đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế vùng và cả nước.
Với “tối hậu thư”: “Sân bay chờ đường là lãng phí, phải có người chịu trách nhiệm!” của Thủ tướng Chính phủ - Kỳ vọng sẽ là “chìa khóa” giúp khơi thông dự án mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây về đích đúng hẹn với nhân dân.
Trong năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã cấp 5.789 giấy chứng nhận lần đầu đối với tổ chức và cá nhân. Đồng thời, tham mưu thành lập Tổ công tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ hồng) tại các dự án phát triển nhà ở thương mại.
Nguồn thu từ đất tăng mạnh
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM vừa có báo cáo kết quả thực hiện công tác tài nguyên môi trường năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ thực hiện năm 2025.
Theo đó, trong lĩnh vực quản lý đất đai , Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, như trình HĐND TPHCM thông qua danh mục dự án thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia và công cộng; đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở; giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhà nước; tháo gỡ vướng mắc một số dự án theo kết luận điều tra, thanh tra, bản án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tham mưu điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024; xây dựng kế hoạch xác định giá đất cụ thể, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong công tác này, làm tăng nguồn thu từ đất.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cũng trình chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thu hồi đất, di dời nhà trên và ven kênh rạch trên địa bàn TPHCM và các dự án trọng điểm có kênh rạch như dự án Bắc Kênh Đôi, dự án Rạch Xuyên Tâm.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, tính đến ngày 18/12/2024, tổng nguồn thu từ đất đai trên địa bàn TPHCM đạt gần 25.305 tỷ đồng, tăng hơn 8.062 tỷ đồng so với năm 2023 (17.242 tỷ đồng). Trong đó, khoản thu từ tiền sử dụng đất là 9.654 tỷ đồng, tăng 3.792 tỷ đồng (tương ứng 64,7%) so với năm 2023. Tiền thuê đất, thuê mặt nước đạt 5.957 tỷ đồng, tăng 866 tỷ đồng (tương ứng 17%).
Về khoản thu từ chuyển nhượng bất động sản , năm 2024 đạt 9.692 tỷ đồng, tăng hơn 3.400 tỷ đồng (tương ứng 54%) so với năm 2023. Khoản thu từ lệ phí trước bạ nhà đất là 2.408 tỷ đồng, tăng 50,3%; thu từ thuế thu nhập cá nhân, nhận thừa kế, quà tặng bất động sản hơn 7.284 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2023.
Cấp 5.789 sổ hồng
Trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, cập nhật và làm sạch dữ liệu, xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin điện tử giữa cơ quan thuế và cơ quan đăng ký đất đai.
Sở đã thực hiện cấp 5.789 giấy chứng nhận lần đầu đối với tổ chức và cá nhân. Cùng đó, đăng ký biến động nhà đất với hơn 367.573 giấy chứng nhận đối với tổ chức và cá nhân, trong đó tổ chức là 5.440 giấy chứng nhận, cá nhân là 362.113 giấy chứng nhận.
Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cũng đã tham mưu thành lập Tổ công tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các dự án phát triển nhà ở thương mại, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật.
Cụ thể, kế hoạch tổng thể gồm 4 nội dung chính, gồm xác định mục đích, yêu cầu trong việc giải quyết các vấn đề cấp giấy chứng nhận; đánh giá tình hình phát triển và công tác cấp giấy chứng nhận tại các dự án nhà ở thương mại, xác định vướng mắc, phân loại và thực hiện giải pháp tháo gỡ; phát triển nguồn lực về nhân lực, cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ ; công khai, minh bạch thông tin các dự án, cập nhật tiến độ tháo gỡ khó khăn và cấp giấy chứng nhận.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Dương Văn An do những sai phạm trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Bình Thuận.
Từ ngày 6 - 8/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp Kỳ thứ 53 dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo cáo kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật ông Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Dương Văn An trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Dương Văn An.
Xem xét báo cáo kết quả đề nghị thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm tại Đảng bộ các địa phương, đơn vị: Khánh Hòa, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bình Dương và Bộ Ngoại giao, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Các ông: Lê Ô Pích, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; Lý Vinh Quang, nguyên Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Các cá nhân: Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương; Võ Thành Đức, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Ông Nguyễn Như Hiếu, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành Ngoại giao, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Nguyễn Hoàng Thao, Võ Thành Đức, Nguyễn Như Hiếu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Tấn Tuân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông Lê Ô Pích, Lý Vinh Quang.
Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, quyết định thi hành kỷ luật nhận thấy:
Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự các thành phố Hà Nội, Hải Phòng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Cục Thi hành án dân sự các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và một số tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thi hành án dân sự; trong phối hợp đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự; trong quản lý tài chính, kế toán; trong công tác cán bộ; một số chấp hành viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của các tổ chức đảng và ngành Thi hành án dân sự, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về:
Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và các cá nhân: Lê Quang Tiến, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng; Lê Xuân Hồng, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng; Chu Quang Tiến, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng; Trần Quốc Thái, Đảng ủy viên, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội.
Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025 và các cá nhân: Trần Hồng Quang, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng; Phạm Tiến Binh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Phó Cục trưởng; Lương Văn Lịch, nguyên Đảng ủy viên, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Lê Quang Tiến.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khiển trách: Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025; Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2020-2025 và các ông: Lê Xuân Hồng, Chu Quang Tiến, Trần Quốc Thái, Trần Hồng Quang, Phạm Tiến Binh, Lương Văn Lịch.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đảng ủy Cục Thi hành án dân sự các thành phố Hà Nội, Hải Phòng lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra.
Xem xét kết quả giám sát Đảng đoàn và giải quyết tố cáo Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Đảng đoàn và Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam kiểm điểm nghiêm túc, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm trong trong xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác tổ chức, cán bộ; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư và kê khai tài sản, thu nhập.
Xem xét báo cáo giám sát việc thực hiện các kết luận kiểm tra, giám sát của một số tổ chức đảng, đảng viên tại Đảng bộ các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Long An, Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá cao việc triển khai thực hiện nghiêm túc kết luận kiểm tra, giám sát và kết quả khắc phục các vi phạm, khuyết điểm; yêu cầu các tổ chức đảng, đảng viên tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các kết luận của UBKT Trung ương.
Cũng tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; xem xét, giải quyết khiếu nại 1 trường hợp và kết luận một số nội dung quan trọng khác.
Nguồn: Người Quan Sát; VOV Giao Thông; CafeF; Soha
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Tên máu lạnh giết mẹ và vợ con; Ghép ảnh nhạy cảm để tống tiền; Nhiều quý bà bị cướp sau ‘mây mưa’; ‘Thế giới ngầm’ mại dâm 4.0
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá